Thứ sáu, 19/04/2024 14:18 (GMT+7)

Bãi rác Nam Sơn bị chặn: ĐBQH kiến nghị lên Thành phố và H. Sóc Sơn

Bùi Phương -  Thứ năm, 04/07/2019 08:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tôi sẵn sàng có kiến nghị với Thành phố Hà Nội và huyện Sóc Sơn để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Bởi vì đây là vấn đề tồn tại quá lâu, phải tập trung cao độ và phải giải quyết...

Trong những ngày vừa qua, hàng trăm người dân tại xã Nam Sơn gồm các thôn Liên Xuân, Xuân Bảng, Xuân Thịnh và Đông Hạ - những hộ dân sống gần khu Liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn của huyện Sóc Sơn đã ra đường phản đối và chặn không cho xe rác chở rác vào bãi xử lý.

Câu chuyện người dân Nam Sơn chặn bãi rác, đó không còn là câu chuyện mới bởi người dân nơi đây dần nhận ra một quy luật, hễ bãi rác Nam Sơn bị phong tỏa, chỉ trong một thời gian ngắn rác thải ở nội thành sẽ ùn ứ, ô nhiễm nặng nề vì không có nơi xử lý. Với họ, việc chặn xe rác là cách hiệu quả nhất để đòi lại được quyền lợi mà đáng lẽ ra họ được nhận từ rất lâu rồi.

 Người dân Nam Sơn chặn xe rác ngày 1/7/2019.

Tiền đền bù cho dân là tiền để dân di chuyển sang chỗ khác

Qua tìm hiểu của PV, được biết nguyên nhân khiến người dân tại xã Nam Sơn chặn xe rác là do các cơ quan chức năng nói về việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho dân nhưng chậm tiến độ, giải quyết đền bù không thỏa đáng về đất di dời khiến người dân vô cùng bức xúc.

Theo phản ánh, việc di chuyển các hộ dân, bố trí tái định cư được thực hiện từ tháng 7/2019 đến cuối năm 2019, có 2 hình thức đền bù. Theo đó, người dân có thể lựa chọn nhận tiền đền bù hoặc chuyển đến các khu tái định cư nằm gần đường 35.

Để rộng đường dư luận, PV đã có cuộc trao đổi với ĐBQH đoàn TP Hà Nội- Bà Trần Thị Quốc Khánh để có thể rõ hơn về nguyên nhân chậm giải quyết vấn đề giải phóng mặt bằng và giải quyết đền bù không thỏa đáng cho người dân xã Nam Sơn (Sóc Sơn).

Khi nói về việc UBND Thành phố Hà Nội trước đây đã hứa sẽ đền bù, di rời người dân trong phạm vi chịu ảnh hưởng của khu xử lý chất thải Nam Sơn có thể chọn việc nhận tiền đền bù, hỗ trợ hoặc về khu tái định cư sinh sống. Trong đó chưa rõ ràng về việc đâu là tiền đền bù và đâu là tiền hỗ trợ. Bà Quốc Khánh chia sẻ:

Theo như tôi được biết, tiền đền bù cho người dân sẽ là tiền để người ta di chuyển ra chỗ ở khác. Huyện Sóc Sơn đã có tính toán tới phương án là chuyển đến khu đất mới để không bị ảnh hưởng, trong đợt này UBND huyện cũng đang tiến hành công việc đó”.  

 Được biết, ngày 2/7 thực hiện theo thông báo thu hồi đất của UBND huyện Sóc Sơn, số 1820/TB-UBND, để thực hiện dự án Di dân vùng ảnh hưởng môi trường của Khu Liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn (vùng bán kính 500m từ hàng rào Khu Liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn).  Các hộ dân thuộc thôn Xuân Bảng và thôn Liên Xuân thuộc xã Sóc Sơn đã đến Nhà Văn hóa thôn Xuân Bảng nhận tiền đền bù đất sản xuất nông nghiệp.

Một số người dân tại đây không đồng tình với cách chi trả này, họ yêu cầu chi trả tiền trong 1 lần chứ không chi trả lẻ tẻ, để cân đối sản xuất và sinh hoạt, đảm bảo cuộc sống.

Mong muốn của người dân đã rõ, khi nói tới nguyện vọng của người dân về việc chi trả các khoản tiền trong một lần, bà Khánh cho biết: “Chắc chắn việc này Thành phố Hà Nội cũng đã phối hợp với huyện Sóc Sơn để làm. Nhiều khi thành phố chưa có chính sách gì tạo điều kiện thì huyện cũng không có cơ sở đâu mà làm được.

Người dân có mong muốn như vậy nhưng vốn cân đối của thành phố là chưa có, cho nên cũng cần phải thống nhất với nhau quy định  rõ thời điểm thực hiện để người dân hiểu. Trong tình hình này, thành phố và huyện tập trung làm để hoàn thành việc hiệu quả cho người dân”.

Đây là những khu đất đã được Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội phê duyệt, đảm bảo hạn chế mùi từ nhà máy rác Nam Sơn và không có xe rác đi qua. Được biết, hiện 3 xã nằm trong diện ảnh hưởng của bãi rác Nam Sơn bao gồm: Hồng Kỳ, Bắc Sơn và Nam Sơn.

Theo phương án di chuyển, đất tái định cư cho xã Nam Sơn được bố trí tại 3 khu, các hộ dân thôn Đông Hạ nằm trong bán kính 500m tính từ hàng rào bãi tác sẽ tái định cư ở khu đất mới cũng thuộc thôn này, cách bãi rác khoảng 1.000m; người dân thôn Xuân Thịnh chuyển đến thôn Thanh Hà (cách bãi rác 7 km); người dân thôn Xuân Bảng đến thôn Hoa Sơn (cách bãi rác 4km).

Thành phố không đầy đủ kinh phí để xử lý dứt khoát vấn đề cùng một lúc

Nhưng đến thời điểm hiện tại, khu tái định cư của thôn Đông Hạ vẫn không đủ cơ sở hạ tầng cơ bản như cầu, cống, đường, sá… để người dân có thể di dời đến vùng an toàn, đảm bảo cuộc sống.

 Khu đất tái định cư của người dân xã Nam Sơn hiện tại vẫn là bãi đất trống.

Khi PV nói về khu tái định cư của người dân Nam Sơn hiện tại vẫn là bãi đất trống, chưa có cơ sở hạ tầng cơ bản, bà Quốc Khánh bày tỏ:

Việc này tôi sẽ trao đổi lại với Thành phố. Theo tôi được biết Thành phố Hà Nội cũng không có đầy đủ nguồn tiền để làm ào ạt trong một lúc cho xong. Mọi thứ cần phải dần dần, huyện trông chờ vào Thành phố chứ huyện cũng không có tiền”.

Mong muốn chính đáng của người dân Nam Sơn trong bao nhiêu năm qua chưa thể giải quyết. Những người nông dân “thấp cổ bé họng”, họ đâu biết làm gì ngoài việc chặn xe không cho chở rác vào bãi để gây sức ép buộc huyện và Thành phố phải chung tay giải quyết dứt điểm cho người dân.

Tôi sẵn sàng có kiến nghị với Thành phố Hà Nội và huyện Sóc Sơn để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Bởi vì đây là vấn đề tồn tại quá lâu, phải tập trung cao độ và phải giải quyết dứt điểm”. Đó là quyết tâm của ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh. 

Nhưng để người dân Nam Sơn có cuộc sống tốt nhất, không còn nỗi khổ vì rác thì đó là câu chuyện rất dài và khó. Điều đó rất cần sự chung tay góp sức của tất cả các ban ngành từ Trung ương tới địa phương để có thể “giải thoát” người dân Nam Sơn.

Bạn đang đọc bài viết Bãi rác Nam Sơn bị chặn: ĐBQH kiến nghị lên Thành phố và H. Sóc Sơn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?