Thứ năm, 28/03/2024 20:48 (GMT+7)

Sai phạm ở bãi rác Đa Phước: Vì sao chưa được xử lý triệt để?

Hoàng Minh - Minh Tuấn -  Thứ sáu, 20/07/2018 16:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong khi các đơn vị xử lý rác đều bị áp giá theo quy định của Nhà nước, VWS lại được TP.HCM ưu ái thỏa thuận với giá cao bất thường dù có cùng công nghệ xử lý rác

Hưởng lợi hàng triệu USD/năm?

Để thực hiện dự án bãi rác Đa Phước, VWS đã đưa ra rất nhiều “yêu sách” không phù hợp với thực tế, sai quy định pháp luật tại Việt Nam nhưng điều lạ là TP.HCM đều chấp nhận.

Cụ thể, trong việc xác định đơn giá thì tất cả các doanh nghiệp đều phải căn cứ theo Quyết định số 17/2001/QĐ-BXD ngày 7/8/2001, Thông tư số 05/2002/TT-BXD ngày 30/12/2002 của Bộ Xây dựng.

Tuy nhiên, đơn vị tư vấn xây dựng bãi rác Đa Phước không tuân thủ bộ định mức theo tư số 05/2002/TT-BXD mà tự lập.

Bên cạnh đó trong bản dự án khả thi trình duyệt thì tổng mức dự án là 426.513.385 USD tuy nhiên trong đó, phần chi phí khác lên tới 88.470.516 USD, chiếm 20,74%.

Dựa trên định mức tự lập này, VWS và UBND TP.HCM đã thỏa thuận giá xử lý rác bằng cách lấy tổng định mức chia cho 24 triệu tấn rác bằng 17,77 USD/tấn. Sau đó giảm xuống 16,4 USD, nguyên nhân là do VWS được UBND TP.HCM cho ứng trước 9 triệu USD.

Trong Công văn số 3431/UB-DA ngày 10/6/2005 gửi Sở KH&ĐT và Sở TN&MT, UBND TP. HCM nêu rõ: “Thống nhất giá xử lý rác là 16,4 USD/tấn; chấp thuận nguyên tắc đơn giá có thể thay đổi theo mức tăng hoặc giảm hằng năm không quá 3%. Đồng ý Thành phố ứng trước 9 triệu USD cho chủ đầu tư để xây dựng cây cầu, công trình hạ tầng của dự án”.

UBND TP.HCM đồng ý ứng trước cho chủ đầu tư 9 triệu USD. Ảnh Hoàng Minh

Với mức tăng 3%/năm (tính bằng tỉ giá USD) khiến giá xử lý rác tại bãi rác Đa Phước tịnh tiến hằng năm, lúc đầu chi phí xử lý rác là 16,4 USD, sau đó là hơn 19 USD, đến cuối năm 2014 là 20,166 USD và năm 2016 là 21,1 USD.

Sau đó trong các báo cáo trình Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan, UBND TP.HCM đều thể hiện việc chấp thuận đơn giá 16,4 triệu USD.

Theo tìm hiểu, vào tháng 1/2016, Thanh tra TP. HCM từng có kết luận về giá xử lý rác tại bãi rác Đa Phước như sau, giá xử lý rác tại Đa Phước cao hơn tất cả các đơn vị khác.

Trong khi đó, cùng là công nghệ chôn lấp nhưng thành phố áp dụng giá xử lý một tấn rác với VWS cao hơn 67.384 đồng (tương đương 3 USD) so với Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị thành phố.

Với đơn giá này, chỉ tính riêng việc chuyển 2.000 tấn rác mỗi ngày từ khu xử lý rác Phước Hiệp (đã được UBND TP.HCM quyết định đóng cửa) về Đa Phước từ đầu năm 2015, mỗi năm ngân sách thành phố phải chi thêm khoảng 48 tỷ đồng.

Theo các chuyên gia kinh tế, với việc VWS đang xử lý tới gần 6000 tấn/ngày như hiện nay thì đơn vị này được chi nhiều hơn các công ty xử lý rác khác số tiền hơn 3 triệu USD.

Đây là một số tiền rất lớn đối với Ngân sách Nhà nước và việc này đã kéo dài hơn 10 năm qua là điều vô lý, Thanh tra Chính phủ cần phản làm rõ, xử lý triệt để vấn đề này.

Bộ KH&ĐT từng có công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về Bãi rác Đa Phước. Ảnh Hoàng Minh

Cũng theo kết luận của Thanh tra TP.HCM, cùng hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhưng Đa Phước có cơ sở xây dựng giá và điều chỉnh tăng giá không giống với những đơn vị khác.

Cơ sở xác định giá xử lý chất thải rắn sinh hoạt khi ký hợp đồng với VWS căn cứ vào "tổng chi phí đầu tư thực tế" của công ty này nhưng cho đến nay "không thể biết được chi phí đầu tư của VWS".

Vấn đề đã được chỉ rõ nhưng chưa được xử lý?

Cũng liên quan tới việc giá xử lý rác tại bãi rác Đa Phước quá cao, không hợp lý, đã có rất nhiều cơ quan đã chỉ rõ và đưa ra mức giá phù hợp, tuy nhiên UBND TP.HCM vẫn bảo thủ chấp nhận đơn giá 16,4 USD/tấn.

Theo đó, trong Công văn số 3318A/TC-ĐTSC ngày 13/5/2005 Sở Tài chính TP.HCM về việc góp ý về đơn giá theo định mức dự toán công tác xử lý rác được xác định theo Công văn số 236/BXD-KTTC ngày 12/12/2003. Theo đó, giá xử lý rác theo đúng định mức được tính toán là 10,025 USD/tấn.

Trong Công văn số 4665BKH/TĐ&GSĐT ngày 12/7/2005 và Công văn số 7334/BKH/TĐ-GSĐT ngày 24/10/2005 về việc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về dự án bãi rác Đa Phước, Bộ KH&ĐT nêu rõ, đơn giá 16,4 USD của dự án là quá cao so với dự án được cấp phép cùng vào tháng 5/2005. Năng lực tài chính chủ đầu tư còn yếu, không đủ vốn triển khai dự án. Do vậy dự án không đủ điều kiện cấp phép”.

Bên cạnh việc chấp thuận đơn giá quá cao, Sở TN&MT TP. HCM còn có một thỏa thuận rất thiếu thực tế, thể hiện sự yếu kém trong thương thảo hợp đồng.

Theo đó, tại hợp đồng ký ngày 26/2/2006 giữa Sở TN-MT và VWS lại chấp nhận điều khoản như sau: “Chất thải phân loại: Do nhu cầu cần phải có chất thải hữu cơ để sản xuất compost, Sở TN-MT sẽ yêu cầu các đơn vị vận chuyển chất thải... có thu gom rác trong những khu vực có tỷ lệ chất thải hữu cơ cao (như tại các chợ rau quả của TP) vận chuyển các loại chất thải này đến VWS.

Nếu trong tương lai, chất thải rắn đô thị được phân loại tại cấp hộ gia đình, cấp trạm trung chuyển hay bất kỳ cấp nào khác, thì Sở TN-MT sẽ đảm bảo loại chất thải cần thiết nhất cho nhà máy, dù đó là chất thải hưu cơ hay chất thải vô cơ, sẽ được ưu tiên cho nhà máy trước, thay vì giao cho bất cứ các nhà máy xử lý chất thải nào khác...”.

Những bất cập liên quan tới Bãi rác Đa Phước đã rõ ràng nhưng vẫn chưa được xử lý triệt để

Theo cam kết trên, từ ngày 1/8/2006, Sở TN-MT thỏa thuận sẽ bắt đầu giao hàng ngày các vật liệu có thể tái chế đã thu gom và phân loại tại nguồn trong toàn TP.HCM đến nhà máy của VWS.

Tuy nhiên, việc phân loại rác tại nguồn của TP.HCM là điều không thể và chưa thể thực hiện đến thời điểm hiện nay.

Đây cũng là cái cớ để VWS không thực hiện việc chế biến, hay áp dụng công nghệ làm phân compost, tái chế vật liệu... mà chủ yếu đem rác đi chôn và lấy tiền với giá siêu cao.

Dù bãi rác Đa Phước đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ nhiều sai phạm, nhưng dư luận vẫn không hiểu vì sao tới này bãi rác này cđể khắc phục những sai phạm về môi trường.

Tại Điều 2, Quyết định số 17/2001/QĐ- BXD của Bộ Xây dựng nêu rõ, định mức dự toán nêu trên là căn cứ để lập kế hoạch, xây dựng đơn giá, dự toán và thanh quyết toán khối lượng công tác của chuyên ngành vệ sinh môi trường đô thị và có hiệu lực áp dụng thống nhất trong cả nước kể từ ngày 1/9/2001; thay thế cho các định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh môi trường đô thị đã được ban hành.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Bạn đang đọc bài viết Sai phạm ở bãi rác Đa Phước: Vì sao chưa được xử lý triệt để?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.