Thứ bảy, 20/04/2024 18:09 (GMT+7)

“Bãi rác” công nghệ

MTĐT -  Thứ tư, 04/07/2018 09:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trước đây, Trung Quốc được coi là trung tâm tái chế rác thải của thế giới. Nhưng từ đầu năm 2018, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố ngừng nhập khẩu 24 mặt hàng phế liệu.

Cuối tháng 11-2017, một tổ khảo sát của Cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm môi trường (Bộ Công an) phát hiện và bắt quả tang doanh nghiệp Quốc Huy đóng tại xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào (Hưng Yên), thuê mặt bằng sản xuất của Công ty TNHH Bao bì Thái Hà Hưng để tái chế bao bì, hạt nhựa, đã xả nước thải chưa xử lý ra kênh thủy lợi Bắc Hưng Hải, kênh thủy lợi quan trọng vào bậc nhất ở miền bắc.

Ngoài Quốc Huy, khu vực này còn có hai công ty khác đang hoạt động tái chế bao bì, rác thải nhựa,… đều sử dụng công nghệ của Trung Quốc.

Trước đây, Trung Quốc được coi là trung tâm tái chế rác thải của thế giới. Nhưng từ đầu năm 2018, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố ngừng nhập khẩu 24 mặt hàng phế liệu, một lượng lớn mặt hàng này sẽ tìm cách “tuồn” vào các nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam. Đến cuối tháng 5 vừa qua, các cảng biển nước ta đã tồn đọng gần 28 nghìn công-ten-nơ hàng hóa, hầu hết là phế liệu, gây nguy cơ ách tắc cảng biển và ô nhiễm môi trường nặng nề, phát sinh chi phí lớn để tiêu hủy. Nỗi lo Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ đã hiện hữu.

Theo thống kê, doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký khoảng 1.600 dự án tại Việt Nam, vốn đầu tư đạt gần 11,2 tỷ USD, xếp thứ tám trong tổng số 116 quốc gia và vùng lãnh thổ. Phía sau “thành tích” này, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại nguy cơ Trung Quốc chuyển thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu sang, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư và gây tác hại lâu dài.

Nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định: Việt Nam phải chú ý, nếu cho phép nhập khẩu công nghệ, chỉ cho phép nhập khẩu công nghệ phù hợp với mình để không trở thành bãi rác công nghệ. Lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu là dệt nhuộm, xơ sợi, da giày, chế biến cao-su, nhiệt điện, khai khoáng,... Nhìn cơ cấu trên, có thể thấy Trung Quốc đang mở rộng quy mô cho vay ưu đãi đối với những dự án, lĩnh vực bị hạn chế vì hao tốn năng lượng và ô nhiễm môi trường.

Trung Quốc đã đóng cửa 600 nhà máy nhiệt điện chạy than nhưng rất hào phóng cấp vốn cho các dự án dạng này ở Việt Nam. Trên thực tế, hơn nửa trong số 14 nhà máy nhiệt điện than ở đồng bằng sông Cửu Long đã hoặc sẽ sử dụng vốn, nhà thầu, thiết bị, công nghệ đến từ Trung Quốc. Dù lãi suất cho vay gần như bằng 0% nhưng các điều kiện “đính kèm” như phải sử dụng thiết bị, công nghệ Trung Quốc, đã biến các khoản vay này thành không rẻ, không dễ và đầy bất trắc.

Bạn đang đọc bài viết “Bãi rác” công nghệ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo Nhân dân

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất