Thứ sáu, 19/04/2024 19:33 (GMT+7)

Tin môi trường ngày 25/2: Điểm dừng chân đèo Cù Hin kêu cứu vì rác

MTĐT -  Chủ nhật, 25/02/2018 17:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đèo Cù Hin (Khánh Hòa) – điểm dừng chân du lịch nổi tiếng bị rác thải tấn công, bốc mùi hôi thối vì sự thiếu ý thức của khách du lịch.

Phòng chống xâm nhập mặn ngay từ đầu mùa khô

Theo VTV, trong năm nay, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục phải đối phó với tình trạng xâm nhập mặn. Tổng Cục thủy lợi khuyến cáo, đối với các vùng cách biển từ 30 - 50 km, có khả năng bị mặn 4/1000 xâm nhập vào các tháng 2, 3 và 4 (kể cả tháng 5 nếu không có mưa). Đối với các vùng cách biển từ 60 - 65km, tuy ít gặp xâm nhập mặn 4/1000 nhưng cũng cần cẩn thận trong các đợt triều cường.

Các tỉnh ĐBSCL cần triển khai thực hiện các công tác trọng tâm như: tăng cường quan trắc độ mặn; nạo vét kênh mương, đắp đập thời vụ ngăn mặn và trữ nước ngọt chống hạn, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

Ảnh minh họa - Internet.

Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, từ năm 2010 đến nay, xâm nhập mặn đến sớm hơn từ 1 đến 1,5 tháng so trước đây và có thể kéo dài hơn. Dự báo độ mặn đầu mùa khô khả năng lớn hơn giữa mùa, ngược với quy luật mọi năm. Do đó, các vùng cần thay đổi cơ cấu mùa vụ truyền thống và quy hoạch sản xuất.

Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Triển khai các biện pháp chống khô hạn vụ chiêm xuân

Theo báo Thanh Hóa, tính đến ngày 22/2, huyện Ngọc Lặc đã gieo cấy xong 2.800 ha lúa vụ chiêm xuân năm 2018. Dự báo, trong thời gian tới có khoảng 300 ha lúa vụ chiêm xuân khó khăn về nước tưới, khô hạn, tập trung ở các xã như: Cao Ngọc, Cao Thịnh, Mỹ Tân, Thạch Lập, Ngọc Trung,...

Công ty TNHH MTV Sông Chu - Chi nhánh Ngọc Lặc được giao phục vụ nước tưới cho 948 ha lúa vụ chiêm xuân năm 2018 trên địa bàn huyện Ngọc Lặc. Các tháng vừa qua, đơn vị chủ động sửa chữa các hư hỏng nhỏ, bảo đảm an toàn, tích trữ đủ lượng nước theo thiết kế trong 11 hồ, đập đơn vị quản lý; nạo vét kênh cấp I góp phần  dẫn nước từ đầu mối đến mặt ruộng.

Chi nhánh đã chủ động triển khai một số biện pháp chống khô hạn đến từng công trình như quản lý nguồn nước hồ, đập gắn với tưới nước tiết kiệm; điều tiết nước tưới các công trình thủy lợi phân đợt khoa học, hợp lý; các tổ thủy nông phân công cán bộ, công nhân bám địa bàn dẫn nước, ưu tiên nước cho vùng cuối kênh, vùng cao khó tưới.

Australia: Bão bụi nhuộm cam cả thị trấn

Một trận bão bụi ập đến khiến thị trấn Charleville ở Tây Nam bang Queensland, Australia, chìm trong bụi màu cam.

Cơn bão quật đổ một số cây cối và gây ra những thiệt hại nhỏ cho khu vực này. Cảnh sát Queensland cũng cảnh báo người dân về tầm nhìn hạn chế trong cơn bão và phải cẩn thận khi di chuyển trên đường.

Bão bụi nhuộm cam cả một thị trấn ở Australia - Ảnh: ABC.

Cơ quan Khí tượng Queensland đăng những hình ảnh vệ tinh của cơn bão trên mạng xã hội Twitter. "Gió từ những cơn bão gần đó cuốn lên rất nhiều bụi và quật đổ cây cối trong vùng", cơ quan này giải thích.

Bão bụi ước tính rộng khoảng 200 km với sức gió lên đến hơn 96 km/h. Những trận bão bụi lớn đôi khi cũng xảy ra ở Australia. Năm 2013, một trận bão bụi xảy ra ở phía tây nước này.

Nha Trang: Điểm dừng chân đèo Cù Hin đầy rác và bốc mùi hôi thối

Trên cung đường Nha Trang đi sân bay Cam Ranh qua ngọn đèo có tên Cù Hin, ôm vòng biển Vịnh Nha Trang rất đẹp. Tại đây, có một điểm dừng chân với mục đích cho du khách nghỉ ngơi, ngắm Vịnh Nha Trang tuyệt đẹp. Hàng ngày, lượng du khách dừng lại lên cả ngàn người.

Tuy nhiên, nơi đây lại trở thành một bãi rác khi khách tới cứ thoải mái bỏ bao bì, thức ăn thừa mà không hề ái ngại. Nhiều người lại chọn nơi này để tiểu tiện  cho nên mùi hôi thối vô cùng kinh khủng, MT&CS đưa tin cho biết.

Điểm dừng chân đèo Cù Hin bị ô nhiễm nghiêm trọng - Ảnh: MT&CS.

Trước đó, có đơn vị du lịch Ever Blue làm Travel công tác thiện nguyện tự dọn rác, thuê rửa đường cho sạch hai lần, nhưng sau đó khu vực lại ngập rác và hôi hám.

Trước thực trạng trên, có lẽ lãnh đạo địa phương cần có biện pháp để giữ môi trường nơi điểm dừng chân đèo Cù Hin sạch sẽ và trong lành.

Tây Ninh: Người dân sống chung với ô nhiễm vì mương thoát nước bị nghẽn

Suốt thời gian qua, người dân sống bên đường vòng quanh chợ Long Hải (ấp Long Hải, xã Trường Tây, huyện Hoà Thành (Tây Ninh) phải sống trong tình cảnh ô nhiễm nước cống từ hệ thống mương thoát nước tràn lên đường khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn.

Người dân sống tại đây cho biết, trước đây, khi huyện Hoà Thành đầu tư xây dựng hệ thống mương thoát nước chợ Long Hải, người dân sống tại con đường bao quanh chợ rất phấn khởi.

 Mương thoát nước bị nghẽn, người dân sống chung với cảnh ô nhiễm môi trường - Ảnh: MT&CS.

Tuy nhiên, sau khi hệ thống mương thoát nước cặp theo con đường vòng quanh chợ hoàn thành, người dân vui mừng chưa được bao lâu lại tiếp tục khổ sở vì nước thải từ hệ thống mương thoát nước tràn lên đường ngay phía trước các nhà dân đang sinh sống, kinh doanh. Nước thải ứ đọng lại gây hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như việc kinh doanh, đi lại của người dân.

Có thể nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm này là do các tiểu thương đang kinh doanh trong chợ thiếu ý thức vứt rác thải, kể cả nội tạng động vật sau khi mua bán xuống mương khiến mương bị nghẽn, tràn nước lên đường. Mặc dù người dân đã nhiều lần kiến nghị đến chính quyền xã Trường Tây yêu cầu giải quyết, nhưng vẫn chưa có kết quả.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin môi trường ngày 25/2: Điểm dừng chân đèo Cù Hin kêu cứu vì rác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...