Thứ bảy, 20/04/2024 15:26 (GMT+7)

Ninh Bình giải bài toán rác thải bằng lò đốt rác Losiho 500

MTĐT -  Thứ hai, 25/11/2019 08:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau khi được đầu tư xây dựng lò đốt rác Losiho 500, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đã giải quyết được bài toán xử lý rác thải trên địa bàn xã.

Theo Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Phạm Hồng Quang – Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh cho biết: Trước kia việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, toàn xã có 8 xóm thì phải thành lập 8 tổ thu gom rác, chủ yếu là vận chuyển về bãi rác tập trung của xã để chôn lấp. Tuy nhiên việc chôn lấp, tập kết rác thường không được xử lý đúng quy trình do đó phát thải mùi hôi, kèm theo một lượng lớn nước rỉ rác ảnh hưởng đến môi trường.

Ông Hoàng Trọng Lễ - Phó Giám đốc Sở KH&CN Ninh Bình cho biết: Trước thực trạng rác thải tại nông thôn chưa được thu gom, xử lý, còn tình trạng vứt tràn lan và đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường nên năm 2015 Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN thuộc Sở KH&CN Ninh Bình triển khai đề tài: Xây dựng mô hình xử lý rác thải sinh hoạt bằng lò đốt rác Loshio 500 phục vụ mục tiêu xây dựng thông nôn mới tại xã Khánh Thiện.

Rác thải sau khi thu gom, tập kết sẽ được phân loại riêng rồi mới cho vào lò đốt (ảnh: Sở KC&CN Ninh Bình)


Lượng rác thải sinh hoạt ước tính lên đến 450 tấn/ngày

Theo Tạp chí Môi Trường, hiện nay trên địa bàn tỉnh lượng rác thải sinh hoạt ước tính lên đến 450 tấn/ngày, trong đó rác thải từ khu vực nông thôn chiếm trên 65%, tương đương với gần 300 tấn/ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom rác thải trung bình tại các khu vực này hiện mới đạt 5 - 10%. Rác thải sau thu gom chủ yếu được vận chuyển đến nơi quy định và xử lý bằng phương pháp chôn lấp kết hợp với đốt thủ công. Tại một số địa phương, địa điểm chôn lấp, tập kết rác không bảo đảm các tiêu chí về khoảng cách, diện tích sử dụng; rác không được xử lý đúng quy trình, yêu cầu kỹ thuật, gây mùi hôi thối, đồng thời phát sinh một lượng lớn rỉ rác làm ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm.

Lượng rác thải lên đến 450 tấn/ngày.

Từ thực tế trên, mới đây, Trung tâm Thông tin và ứng dụng KHCN (Sở KH&CN) Ninh Bình đã triển khai đề tài: Xây dựng mô hình xử lý rác thải sinh hoạt bằng lò đốt rác Losiho 500 phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại 3 xã Khánh Thiện, Khánh Tiên, Khánh Lợi (huyện Yên Khánh). Sau một thời gian vận hành, hiệu quả xử lý rác của công trình này được các nhà chuyên môn, chính quyền và nhân dân đánh giá rất cao.

 Khánh Thiện là một trong những xã có dân cư đông với khoảng 6 nghìn dân, hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, do vậy lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn rất lớn. Từ nhiều năm nay, xã đã thành lập tổ thu gom rác thải sinh hoạt với định mức 3 ngày/tuần, mỗi tháng thu được khoảng 50 tấn rác thải các loại. Xã đã xây dựng 1 khu tập kết rác tại thôn Phong An với diện tích 7.400 m2. Tại đây, rác thải được xử lý theo hình thức chôn lấp và đốt lộ thiên. Song, chưa đầy 4 năm, bãi rác gần như đã quá sức chứa, mùa mưa bão nước ngập, rác thải, nước thải tràn ra các cánh đồng gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nay được Sở KH&CN quan tâm đầu tư xây dựng lò đốt Losiho, những bức xúc về vấn đề xử lý rác sau thu gom đã được giải quyết triệt để.

Lò đốt rác Losiho 500 đã giải quyết được bài toán xử lý rác thải sinh hoạt tại nông thôn cho xã Khánh Thiện. Ảnh: Báo TN&MT

 Công nghệ lò đốt rác Losihi 500

Lò đốt Losiho 500 có cấu tạo 3 tầng gồm: Tầng sơ cấp trên, tầng thứ cấp và tầng cháy kiệt. Lò được chế tạo bằng thép và gạch chịu nhiệt. Đối với tầng sơ cấp trên có cả hệ thống lọc khí độc hại trước khi thải ra môi trường. Lò này chỉ phải mồi lửa một lần ban đầu, đến tối rác cho vào ủ, đến sáng hôm sau chỉ việc mở cửa là lò tự cháy giúp tiết kiệm nhiên liệu, thời gian và tăng công suất xử lý rác.

Rác thải sau khi thu gom được đưa về sân tập kết của khu xử lý rác. Sau đó sẽ được phân loại, rác tái chế riêng, rác chôn lấp riêng, còn lại là rác thải sinh hoạt thông thường sẽ cho vào lò đốt. Nếu hoạt động 10 giờ/ngày thì lò sẽ đốt được 5 tấn rác. Một lò đốt Losiho 500 đảm bảo giải quyết rác thải sinh hoạt cho 10 – 12.000 khẩu. Sau khi đốt kiệt sẽ tạo ra 5 – 7% tro, riêng tro này cũng thích hợp với nhiều cây ăn quả như chuối, đu đủ… ông Lễ cho biết thêm.

Lò Losiho 500 có ưu điểm là Nhà nước chỉ mất chi phí đầu tư ban đầu khoảng trên 600 triệu đồng/lò, còn chi phí vận hành, trả lương công nhân và thậm chí cả bảo dưỡng thì được lấy từ nguồn thu phí thu gom, xử lý rác thải của từng hộ dân. Việc thu và mức thu được địa phương và nhân dân họp bàn thống nhất. Hơn nữa, lò rất dễ vận hành, cán bộ kỹ thuật đào tạo tập huấn cho công nhân từ 1 – 2 ngày là có thể vận hành thành thạo.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như rác thải chưa được phân loại tại nguồn nên gây rất nhiều khó khăn cho việc vận hành lò đốt. Cùng với đó, mỗi mùa mưa đến là rác bị ẩm ướt nên khi cho vào lò đốt còn sinh ra khói gây mất cảm quan.

Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Thiện cho biết: Nhờ có lò đốt Losiho 500 mà rác thải nông thôn trên địa bàn đã và đang được xử lý đảm bảo, qua đó nâng cao chất lượng đời sống người dân, môi trường được cải thiện rõ rệt, góp phần đưa xã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới và tiến tới nông thôn mới kiểu mẫu.

Vi Thương (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Ninh Bình giải bài toán rác thải bằng lò đốt rác Losiho 500. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ