Thứ năm, 28/03/2024 22:14 (GMT+7)

Vụ Thủ Thiêm: Người dân mất lòng tin do chính quyền không minh bạch!

HÀ ANH (THỰC HIỆN) -  Thứ hai, 07/05/2018 14:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Luật sư Hà Huy Phong khẳng định, người dân nghi ngờ về quy hoạch hiện hành là có cơ sở. Do cách làm không minh bạch và không rõ ràng về pháp lý của chính quyền sở tại.

Liên quan đến việc người dân khiếu kiện vì những thay đổi “bất thường” trong quy hoạch Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, đặc biệt liên quan đến bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5.000 bị thất lạc đến nay đã được Nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Viết Thanh lên tiếng còn lưu giữ.

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có cuộc trao đổi cùng Luật sư Hà Huy Phong (Công ty Luật TNHH Inteco) để làm rõ tính pháp lý và minh bạch liên quan đến bản đồ quy hoạch 1/5000 trong quy hoạch Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Bản đồ trung tâm TP Thủ Thiêm trong quy hoạch tổng thể TP.HCM mà ông Võ Viết Thanh đang giữ. Ảnh: Thanh Niên

Nhiều ý kiến cho rằng phải tìm bằng được bản đồ 1/5000ban hành kèm theo Quyết định 367/TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ vì bản đồ 1/2000 sau này chưa đủ tính pháp lý, vậy tính pháp lý ở bản đồ 1/5000tại dự ánkhu đô thị Thủ Thiêmđược thể hiện như thế nào, thưa luật sư?

Theo quy định tại Điều 6, Nghị định 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 Ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị (Văn bản này là cơ sở pháp lý để Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 367/TTg Phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ thiêm, huyện Thủ đức, Tp. Hồ Chí minh), thì “Đồ án quy hoạch xây dựng đô thị phải do các tổ chức chuyên môn được Nhà nước công nhận lập và phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình kỹ thuật của Nhà nước hoặc được Nhà nước cho phép sử dụng

Đồ án quy hoạch xây dựng đô thị được duyệt là cơ sở pháp lý để quản lý đô thị, tiến hành công tác đầu tư xây dựng, lập các kế hoạch cải tạo, xây dựng đô thị hàng năm, ngắn hạn và dài hạn thuộc các ngành và địa phương”.

Cũng theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này, thì “Đồ án quy hoạch chung được lập trên bản đồ địa hình có tỷ lệ 1/2000 - 1/25.000 tuỳ theo loại đô thị và được thể hiện bằng sơ đồ định hướng phát triển đô thị (15 - 20 năm) và quy hoạch xây dựng đợt đầu (5 - 10 năm)”.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, bản đồ quy hoạch 1/5000 ban hành theo Quyết định số 367/TTg của Thủ tướng Chính phủ là cơ sở pháp lý để tiến hành mọi công việc triển khai cụ thể về sau. Mọi công tác lập quy hoạch chi tiết, bản vẽ về sau đều phải căn cứ vào bản quy hoạch 1/5000 đó.

Tuy nhiên, tôi cũng lưu ý rằng, trong Quyết định 367/TTg nêu trên và tham khảo một số văn bản liên quan thì không thấy đề cập đến Bản đồ quy hoạch 1/5000, hay bản vẽ đính kèm.

Cũng cần nhắc lại rằng, việc xem xét lại tính hợp pháp của các hoạt động thu hồi đất, giải phóng mặt bằng mà Quận 2 đã thực hiện là khá phức tạp vì thời gian kéo dài, đã có nhiều đời văn bản pháp luật được ban hành và thay thế nhau.

Mỗi lần thu hồi đất lại chịu sự điều chỉnh của những đời văn bản pháp luật khác nhau, mà không ai dám chắc là các đời văn bản pháp luật đó có sự thống nhất với nhau, mà có khả năng là tồn tại những quy định mâu thuẫn hoặc khác nhau giữa các đời văn bản.

Thưa luật sư, dư luận gần đây tỏ ra nghi ngờ về chính quy hoạch hiện hànhvà đặt ra câu hỏi liệu quy hoạch hiện hànhhợp pháp, thực hiện đầy đủ các quy định, thủ tục pháp luật không? 

Việc dư luận nghi ngờ về chính quy hoạch hiện hành và các câu hỏi liệu quy hoạch hiện hành có hợp pháp, thực hiện đầy đủ các quy định, thủ tục pháp luật hay không có là sự thực có cơ sở.

Cơ sở cho việc nghi ngờ này là cách làm không minh bạch và không rõ ràng về pháp lý của chính quyền sở tại.

Câu chuyện như đùa, nhưng cho đến thời điểm hiện nay, khi nhân dân truy đòi chính quyền cung cấp bản vẽ quy hoạch 1/5000, được coi là cơ sở pháp lý của việc lập quy hoạch chi tiết, cơ sở pháp lý của việc lập dự án đầu tư, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng nhưng chính quyền không cung cấp được.

Thậm chí, chính quyền địa phương còn ban hành nhiều văn bản cá biệt đi trái với văn bản do Thủ tướng ban hành.

 Như vậy, nghi ngờ là bởi các hành động của chính quyền sở tại được thực hiện không dựa trên cơ sở pháp lý và thậm chí là còn thể hiện sự vi phạm pháp luật một cách trắng trợn.

Luật sư Hà Huy Phong khẳng định: "Không có gốc nhưng đòi xây dựngngọn là một sự vô lý và thực tếđó dẫn đến nghi ngờ trong nhân dân".

Có nhiều quan điểm cho rằng thẩm phê duyệt điều chỉnh KĐT mới Thủ Thiêm phải thuộc về Thủ Tướng theo nguyên tắc:cấp nào phê duyệt quy hoạch thì cấp đó (hoặc cấp trên của cấp đó) mới có thẩm quyền điều chỉnh. Vậy TP Hồ Chí Minh có đủ thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh KĐT Thủ Thiêmkhông, thưa luật sư?

Theo quy định tại Nghị định 91/CP nêu trên, thì “Mọi việc điều chỉnh các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị đều phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đồ án đó”.

Nghị định 91/CP sau đó bị thay thế bởi Nghị định 08/2005/NĐ-CP và trong Nghị định này cũng có quy định, “Người có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ, quy hoạch chung xây dựng đô thị thì phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị.

Trường hợp điều chỉnh cục bộ đối với quy hoạch chung xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch điều chỉnh cục bộ sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình”.

Như vậy, có thể hiểu rằng, nếu trước thời điểm Nghị định 08/2005 có hiệu lực thì chỉ có Thủ tướng chính phủ mới được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch do Thủ tướng đã phê duyệt trước đó, và kể từ thời điểm Nghị định 08/2005 có hiệu lực thì việc điều chỉnh có thể được thực hiện bởi Chủ tịch UBND thành phố sau khi được Thủ tướng Chỉnh phủ chấp thuận.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi thú vị trên!

Bạn đang đọc bài viết Vụ Thủ Thiêm: Người dân mất lòng tin do chính quyền không minh bạch!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.