Thứ bảy, 20/04/2024 05:54 (GMT+7)

'Việt Nam cần ngăn cơn khát nước ngầm để ĐBSCL không sụt lún'

MTĐT -  Thứ tư, 14/11/2018 15:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đặc phái viên về nước của chính phủ Hà Lan khuyến cáo chính phủ Việt Nam cần ngăn "cơn khát nước ngầm" và "cơn đói cát" để ngăn ĐBSCL sụt lún.

Trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng 11, Đặc phái viên về Nước của Hà Lan, ông Henk Ovink khuyến cáo chính phủ Việt Nam điều tiết việc khai thác cát và nước ngầm; nông dân và nhà máy cần chuyển từ sử dụng nước ngầm sang nước thay thế. Ngoài ra, việc ngăn ngừa ô nhiễm, tăng cường khả năng xử lý nước là những biện pháp quan trọng để tạo thêm nguồn nước thay thế và giúp giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chìm lún. Các nhà khoa học cho rằng sụt lún đất có thể lên đến 2,5 cm/năm trong khi lượng phù sa từ thượng nguồn đang suy giảm từng năm. Mực nước biển sẽ tăng 3 mm/năm. Trong 30 hoặc 50 hoặc 100 nữa, một phần Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ thấp hơn mực nước biển.

"Chúng ta phải tìm cách dừng 'cơn khát nước ngầm' và cái gọi là 'cơn đói cát' của Đồng bằng Sông Cửu Long và các thành phố lân cận", ông nói.

Hoạt động buôn bán trên sông Cửu Long. Ảnh: AFP.

Hà Lan cũng là một vùng đồng bằng châu thổ với tất cả những vấn đề sụt lún, ngập mặn, biến đổi khí hậu, ngoài ngập lụt còn có khô hạn. Tuy nhiên, vùng đồng bằng châu thổ cũng là nơi có cơ hội dồi dào cho phát triển kinh tế và "1/4 con đường dẫn đến thịnh vượng trên thế giới đi qua những đồng bằng châu thổ", nơi có đất màu mỡ, thuận lợi cho giao thông vận tải.

"Tại Hà Lan, chúng tôi sống cùng nước mà không chống lại nó, và tôi đang mang văn hóa đó đến Việt Nam", ông cho biết.

Chuyến công tác của ông Ovink tại Việt Nam còn bao gồm buổi làm việc với Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến về những gì Hà Lan có thể hỗ trợ TP.HCM trong việc ứng xử với nước.

Ông cũng nói rằng TP.HCM đang đối mặt nhiều thách thức như sụt lún đất, nước biển dâng, mưa bất thường, xây dựng quá nhiều trong bối cảnh hiện tượng biến đổi khí hậu càng làm mọi việc trở nên tệ hơn. Việc giải quyết vấn đề của TP.HCM cần có kế hoạch ngắn hạn song song với dài hạn, đảm bảo sự tham gia của mọi thành phần và tính minh bạch trong triển khai.

Chống ngập hiện là bài toán nan giải của TP.HCM.

 Trong khi đó, Tổng lãnh sự Hà Lan tại TP.HCM, ông Carel Richter nói rằng trong một năm ông đảm nhận vị trí này tại TP.HCM, TP.HCM và Việt Nam đã cho thấy sự phát triển kinh tế nhanh chóng, đặc biệt là phát triển công nghệ. Tuy nhiên, ông nhìn thấy mối quan ngại từ một số doanh nghiệp may mặc Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam.

"Những công nghệ vải sợi và may mặc mà Việt Nam đang nhập khẩu vào, các bạn có để ý đây là những ngành rất tốn nước không?", ông nói.

"Chúng tôi có công ty sở hữu công nghệ nhuộm vải mà không cần nước, không cần hóa chất. Tôi hy vọng những sáng kiến của họ có thể nhân rộng ra tại đây".

Ông cho biết rằng tại Hà Lan, các công ty "thân thiện với nước" như trên thường được hỗ trợ một phần về tài chính, vì công nghệ của họ "cũng là triết lý mà chúng tôi tin tưởng".

"Là tổng lãnh sự tại đây, việc của tôi là hướng dẫn, cố gắng cho các doanh nghiệp trên có được những liên hệ đúng, giúp đỡ họ trong công tác giấy tờ", tổng lãnh sự Hà Lan tại TP.HCM cho biết.

Theo Zing.vn

Bạn đang đọc bài viết 'Việt Nam cần ngăn cơn khát nước ngầm để ĐBSCL không sụt lún'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...