Thứ bảy, 20/04/2024 13:15 (GMT+7)

Tranh cãi về đề xuất “ở nhà ngày ô nhiễm không khí”

MTĐT -  Thứ ba, 10/12/2019 09:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Change đề xuất các lãnh đạo doanh nghiệp, xem xét thêm chính sách cho nhân viên làm việc ở nhà trong những ngày chất lượng không khí (AQI) mức báo động tím.

Theo doanh nghiệp xã hội Change, hiện tại tình hình ô nhiễm không khí ở TP.HCM và Hà Nội đang ở mức báo động khi nhiều ngày trong năm chỉ số chất lượng không khí ở mức báo động tím (201-300). Đây là mức xấu, nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài, các nhóm khác nên hạn chế ra ngoài.

Tuy nhiên, doanh nghiệp xã hội này cho rằng sự quan tâm của cộng đồng với vấn đề ô nhiễm không khí và tầm nghiêm trọng của nó với sức khỏe vẫn chưa đúng mức. Do vậy, dù cảm nhận được sự thay đổi của không khó xung quanh theo chiều hướng xấu đi thông qua các giác quan thị giác, khứu giác, nhiều người vẫn chọn cách ra đường bất chấp với trang bị bảo vệ sức khỏe thô sơ hoặc thậm chí không trang bị.

Từ đó, Change đề xuất các lãnh đạo doanh nghiệp, xem xét thêm chính sách cho nhân viên làm việc ở nhà khi những ngày chất lượng không khí (AQI) mức báo động tím; nhân viên văn phòng có thể chủ động xin được làm việc ở nhà vào những ngày này.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nồng độ trung bình năm của PM2.5 ở các đô thị Việt Nam rơi vào khoảng 28 mg/m3, cao hơn gấp 3 lần so với khuyến nghị trung bình năm là 10 mg/m3.

Giai đoạn cuối năm là thời điểm ô nhiễm không khí tăng cao.

Giai đoạn cuối năm là thời điểm ô nhiễm không khí tăng cao do sự kết hợp giữa yếu tố thời tiết kết hợp với các nguồn nhiễm vốn có. Liên tục trong nhiều ngày, có những thời điểm chỉ số chất lượng không khí AQI của Hà Nội ở mức kém, ở TP HCM cũng xuất hiện hiện tượng sương mù quang hoá gây cản trở tầm nhìn.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, sự quan tâm của cộng đồng với vấn đề ONKK và tầm nghiêm trọng của nó với sức khỏe vẫn chưa đúng mức. Do đó, tuy họ cảm nhận được sự thay đổi của không khí xung quanh theo chiều hướng xấu đi thông qua các giác quan thị giác, khướu giác, họ vẫn chọn cách “ra đường bất chấp” với trang bị bảo vệ sức khỏe thô sơ hoặc thậm chí không trang bị.

Từ đêm 8/12, ghi nhận của hệ thống quan trắc thuộc Tổng cục Môi trường, Đại sứ quán Mỹ và PAMAir cho thấy, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ô nhiễm cao vào ban đêm và buổi sáng với chỉ số chất lượng không khí AQI giờ ở ngưỡng đỏ (AQI từ 150-200) và ngưỡng tím (AQI trên 200).

Tổng cục Môi trường vừa ban hành hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số ô nhiễm không khí mới của Việt Nam. Theo đó, chỉ số chất lượng không khí chia làm 6 nhóm, tương ứng với 6 màu sắc để cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, giống với cách phân loại AQI của Mỹ.

Chỉ số AQI ở ngưỡng đỏ thuộc nhóm có hại cho sức khỏe, ngưỡng tím thuộc nhóm rất có hại cho sức khỏe.

Đề xuất của Change đã nhận được sự quan tâm của nhiều người và có nhiều luồng tranh cãi trái chiều.

TS. Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo xanh cho rằng, đây là giải pháp cần thiết, tuy nhiên phải cân nhắc đến điều kiện công việc của từng người.

Còn trao đổi với báo Tiền Phong, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho hay, một số thành phố trên thế giới thường áp dụng các giải pháp như thông báo khẩn và đề nghị mọi người theo dõi thường xuyên, thông báo nghỉ học đối với một số trường học ở vùng ô nhiễm cao, hạn chế các tiết học ngoài trời ở vùng ô nhiễm ít hơn; Đình chỉ một số cơ sở sản xuất và công trình xây dựng trong ít ngày, phạt nặng và công khai tên những người đốt rác, đốt rơm rạ. Hà Nội có thể tham khảo và cân nhắc.

Bên cạnh đó, các giải pháp tổng thể, lâu dài liên quan đến giao thông, xây dựng, dân sinh và các hoạt động công nghiệp phải triển khai mạnh mẽ hơn nữa.

Nhận định về đề xuất trên, bà Hoàng Thị Mai Hương, Chủ tịch Hội đồng Quản Trị Saatchi & Saatchi Việt Nam, cho biết: “Làm việc tại nhà tuy không phải là một phương án tối ưu, nhưng sẽ là một giải pháp linh hoạt cho các tổ chức và doanh nghiệp nên áp dụng để bảo vệ sức khỏe cho nhân viên cũng như góp phần giảm khí thải. Hãy làm việc ở nhà trong những ngày không khí bị ô nhiễm cao độ, như một hành động cụ thể để góp phần làm trong sạch môi trường”.

Năm 2019, nhiều nước tại châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Iran... cũng rơi vào tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Chính quyền địa phương đã quyết định đóng cửa các trường học.

Hồi tháng 11 vừa qua, ô nhiễm không khí ở mức đáng báo động, phó Thống đốc Mohammad Taghizadeh đã buộc toàn bộ trường học ở thủ đô Tehran phải đóng cửa trong ngày 29/11.

Cũng trong tháng 11 vừa qua, các trường học ở Nam Delhi thuộc Hội đồng Thành phố New Delhi (MCD) phải đóng cửa và mọi hoạt động xây dựng tại thủ đô tạm dừng trong nhiều ngày.

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Tranh cãi về đề xuất “ở nhà ngày ô nhiễm không khí”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ