Thứ sáu, 29/03/2024 19:38 (GMT+7)

Thủ đô Hà Nội không thể tồn tại các điểm ô nhiễm môi trường

MTĐT -  Thứ năm, 19/10/2017 16:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Gần một tháng nay, người dân chặn không cho xe chở rác vào nhà máy xử lý rác thải ở xã Xuân Sơn.

Hình ảnh cấm đổ rác nhưng rác lại chất "thành núi"

Sự kiện một thời gian dài người dân chặn không cho xe chở rác vào nhà máy xử lý rác thải ở xã Xuân Sơn, Thị xã Sơn Tây khiến cho hàng nghìn tấn rác được đổ trên vỉa hè, quay bạt kín, rắc vôi bột, phun thuốc tránh ô nhiễm. Mùi rác bốc khắp nơi.

Dọc con đường từ xã Cổ Đông vì thị xã Sơn Tây, hai bên đường cứ khoảng 10 - 20m lại có một điểm tậm kết rác. Hàng chục bao tải, túi nilon đen vứt vương vãi bên lề đường, ruồi nhặng bụi kín. Ngoài rác thải sinh hoạt bình thường còn có cả xác động vật chế đang phân hủy.

 Tại cầu Ái, những người đàn ông làm nghề xe ôm phải bịt mũi đứng chờ khách vì mùi rác nồng nặc. Hai bên cầu được bố trí hai bãi tập kết hàng trăm tấn rác. Được phủ bạt màu xanh, rắc bôi bột lên trên nhưng nước rác rỉ ra đường bốc mùi hôi thối nồng nặc cả khu phố. Một người dân nhà cạnh bãi rác tạm thời này chia sẻ, đã hơn một tháng, nhiều cơ quan báo đài đến quay phim, chụp ảnh nhưng chẳng thay đổi gì.

 Tiếp đó, tại khu vực ngã ba phố Chùa Thông giao với Quốc lộ 32 và đường La thành. Là cửa ngõ dẫn vào thị xã, đẹp như một công viên nhưng một bãi tập kết rác khá lớn, dài vài chục mét ngay cạnh biển tuyên truyền. Rác thải được che bạt, ruồi nhặng bu kín, nước rác chảy ra đường phố...

Thiết bị sản xuất của các làng nghề đa số được chế tạo từ những năm 1950 - 1960. Các chất thải từ làng nghề chưa được xử lý và thải trực tiếp vào môi trường. Quy mô sản xuất tại các làng nghề nhỏ, phân tán, manh mún.

Tài chính và vốn đầu tư thấp, sản xuất tự phát, không có quy hoạch, kế hoạch lâu dài, khó huy động tài chính và vốn đầu tư lớn khó khăn trong đổi mới kỹ thuật và sản phẩm, không muốn và không thể đầu tư cho xử lý môi trường.

 - Làng nghề cơ kim khí: Nguồn phát sinh các chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất cơ kim khí là các bụi, mạt kim loại, bavia, phoi sắt và các ản phẩm bị hỏng. Phoi sắt và các sản phẩm hỏng được thu gom và bán cho người thu mua phế liệu, các loại bụi kim loại, mạt kim loại được thu gom và đổ xuống ao của làng hoặc đổ ra các bãi phế thải hoặc đổ ra vườn của các cơ sở sản xuất đó.

- Làng nghề dệt nhuộm: Quá trình dệt vải tại làng nghề dệt nhuộm với nguyên liệu là tơ, lanh. Do vậy, trong quá trình sản xuất phát sinh ra chất thải rắn là các tơ, sợi lanh vụn, bông. Tuy vậy, lượng chất thải rắn này cũng không nhiều, tùy thuộc vào quy mô của các cơ sở sản xuất mà lượng chất thải rắn thải ra từ 0,1 - 0,5kg/khung dệt/ngày. Lượng chất thải này được thu gom và đổ ra bãi rác thải. Ngoài ra còn có các vỏ bao bì bằng giấy carton nhưng được thu gom và bán phế liệu. Tổng lượng chất thải rắn của toàn làng nghề khoảng từ 100 - 500kg/ngày.

 - Làng nghề may tre đan: Chất thải rắn của làng ghề mây tre đan chủ yếu là các xơ tước mây tre, các sản phẩm bị hỏng, giẻ lau có chứa dung môi hữu cơ. Các loại chất thải rắn phát sinh từ các công đoạn sản xuất được dùng để đun nấu trừ giẻ lau. Lượng chất thải này không nhiều, khoảng 20 - 30kg/tháng/cơ sở sản xuất.

 - Làng nghề chế biến nông sản: Quá trình sản xuất của các cơ sở chế biến nông sản tạo ra chât thải rắn từ các khâu tách tạp chất, bóc vỏ lụa, lọc. Ở khâu tách tạp chất, chất thải chủ yếu là các tạp chất vô cơ như đất, cát, sỏi được tách bằng rửa sơ bộ, ở giai đoạn bóc vỏ phần lớn là chất xenlulo, hữu cơ. Còn lại chất thải sau khi lọc là các bã nông sản, các xơ được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi hoặc đem ủ làm phân bón ruộng. Lượng chất thải khoảng 400 - 500kg/tấn nguyên liệu.

 - Ô nhiễm nước và ô nhiễm mùi là chủ yếu. Nước thải tại các làng ghề này không qua xử lý, đổ trực tiếp vào môi trường. Các chỉ tiêu BOD, COD, SS ở hầu hết các làng nghề này đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, còn có ô nhiễm mùi do quá trình phân hủy kỵ khí nước thải hoặc bã thải gây mùi và tạo khí ô nhiễm như H2S, NH3… Việc sử dụng nhien liệu hóa thạch để đun nấu cũng phát thải nhiều bụi và  các chất khí ô nhiễm như SO2, CO2, CO, NO2. Hàng năm, mỗi làng nghề này còn thải ra một lượng khổng lồ chất thải rắn và xỉ than.

 100% làng nghề được quan trắc đều có ít nhất 3 chỉ tiêu phân tích vượt tiêu chuẩn cho phép, nguồn nước ngầm sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất bị ô nhiễm; bề mặt ao hồ, kênh mương thủy lợi bị nhiễm độc.

 Kết quả khảo sát mới đây của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho thấy, nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố có chỉ số ô nhiễm môi trường làng nghề vượt qua 30 lần cho phép. Nguồn nước ngầm sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất tại các làng nghề đều bị ô nhiễm bởi NH4, phenol… nước mặt tại các ao hồ, kênh nương thủy lợi bị nhiễm độc, hay các chỉ tiêu sinh họ như ecoli, coliform, kim loại nặng As, Hg, khá cao … Ước tính mỗi ngày, các làng nghề thải ra môi trường hàng trăm nghìn tấn chất thải rắn , khoảng 150m3 nước thải sinh hoạt. Riêng ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, chế biến lâm sản, dệt.. hầu hết các chất thải không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường. Đặc biệt, tại một số làng nghề đặc liệt vào danh sáchđên ô nhiễm như ở xã Tân Triều(huyện Thanh Trì), xã Vân Hà, Liên Hà (huyện Đông Anh), xã Phú Yên (huyện Phú Xuyên), xã Dương Liễu, Cát Quế (huyện Hoài Đức)…để nhận thấy mức độ ô nhiễm nguồn nước, không khí, kim loại nặng mà không cần quan trắc.

 Đáng lo ngại là một số địa phương còn thiếu trách nhiệm, chưa thực sự chú trọng kiểm tra, xử lý vi phạm dù cảnh báo đã tới mức nguy hiểm. Nhiều hộ gia đình vì lợi ích kinh tế, dù biết rõ nức độ nguy hiểm nhưng vẫn cố tình vi phạm và chấp nhận sống chung với ô nhiễm.

Theo sở công thương hà Nội, thành phố đã có lộ trình cụ thể để từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề,nhưng quan trọng nhất vẫn là người dân trực tiếp tham gia sản xuất -  cũng là tác nhân gây ô nhiễm, phải tự ý thức và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.

Theo đó UBND TP Hà Nội đã phê duyệt đề án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và định hướng năm 2030. Cụ thể giai đoạn 2017 - 2020, thành phố tập trung việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề, xây dựng các mô hình xã hội hóa và mô hình quản trị cơ sở xử lý chất thải rắn, lỏng, khí, cho việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề… trong năm 2018, thành phố sẽ tập trung đầu tư, xây dựng và vận hành quy trình và công nghệ xử lý môi trường cho 13 loại hình làng nghề, gốm, chế biến lương thực, thực phẩm, nghề thuộc da, nghề nhuộm,chăn nuôi, giết mổ gia súc.

Cũng trong giai đoạn này, thành phố cũng tiến hành xây dựng hệ thống các điểm thu gom, lưu trữ rác thải các  làng nghề để vận chuyển đến nơi xử lý trên địa bàn. Thời gian tới, thành phố sẽ thực hiện di dời, chuyển đổi nghành nghề sản xuất, tùy thuộc vào đặc điểm thực tế của địa phương để áp dụng các hình thức như quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp, quy hoạch phân tán hoặc phân tán kết hợp với tập trung đồng thời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất, hoặc di dời vào khu, cụm công nghiệp tập trung.

Thành phố yêu cầu các địa phương phải khoanh vùng quản lý thu gom rác thải sinh hoạt nông thôn, tránh tình trạng xả tràn lan ra môi trường.

Để ô nhiễm môi trường làng nghề không còn là nỗi ám ảnh đối với người dân khu vực nông thôn, Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm ông Nguyễn Ngọc Thuần cho rằng, thành phố cần tăng nặng chế tài xử phạt đối với các hộ gia đình, các nhân vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Có như vậy mới có thể nâng cao nhận thức của cộng đồng làng nghề, tạo nguồn thu cho công tác khắc phục ô nhiễm môi trường và xây dựng công trình xử lý chất thải.

Ngày 13/10 tại hội nghị lần thứ 10 BCH Đảng bộ thành phố khóa XVI Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung yêu cầu Bí thư và Chủ tịch thị xã Sơn Tây phải khẩn trương tuyên truyền vận động cho người dân không chặn rác thải vào nhà máy, nếu không được thì lên phương án cưỡng chế.

Dứt khoát không để các hộ này làm ảnh hưởng đến việc thu gom, xử lý rác của Ba Vì, Sơn Tây được, ông Chung nói. Ông Chung sớm lên phương án xử lý, yêu cầu công an thị xã Sơn Tây có phương án đảm bảo an ninh trật tự “những đối tượng chây ì thì công an lập hồ sơ, thậm chí phải xử lý hình sự chứ không để gây cản trở ùn tắc rác.

Ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo phát triển bền vững đất nước, bảo đảm cho mọi người dân sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, nước, cảnh quan và các nhân tố môi trường tự nhiên khác đạt chuẩn mực do nhà nước quy định.

Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường, nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm cân bằng sinh thái, giữ gìn đa dạng sinh học, chủ động đáp ứng nhu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế, hạn chế tác động xấu  từ quá trình toàn cầu hóa.

Bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm. Theo đó các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm có chất thải ra môi trường phải có trách nhiệm thu gom, phân loại, xử lý các chất thải và có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường.

Bổ sung nguyên tắc quan lý chất thải để chi phối mọi hoạt động quản lý chất thải, quy định mọi chất thải để chi phối hoạt động quản lý chất thải quy định mọi loại chất thải phải được quản lý từ khi phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, thu giữ, vận chuyển, tái sử dụng,tái chế và xử lý, các tổ chức, cá nhân có các hoạt động giảm thiểu phát thải, tái chế sử dụng chất thải được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước.

Bổ sung nội dung “tái sử dụng chất thải” nhằm thúc đẩy việc tái sử dụng chất thải, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Tiến hành kiểm tra thường xuyên và xử lý nghiêm các cơ sở khai thác nước mặt, nước ngầm có hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt vào mùa khô, nghiên cứu tổ chức áp dụng thí điểm và cấp hạn ngạch trong khai thác nước mặt, nước ngầm cho từng khu vực, rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển cây công nghiệp phù hợp với khả năng cung ứng với nguồn nước mặt, nước ngầm của từng khu vực.

Đồng thời tăng cường đào tạo giáo dục, nâng cao nhận thức môi trường cho người dân và đặc biệt cho lãnh đạo các cấp vì họ là những người đưa ra các quyết định cuối cùng. Cần huy động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường trong điều kiện nước ta phải đối mặt với những tác động tiêu cực của vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế không đi đối với bảo vệ môi trường dẫn đế cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, và sự xâm hại của môi trường sống ngày càng nghiêm trọng ở các cộng đồng dân cư là nhiệm vụ hàng đầu để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

Bảo vệ môi trường không chỉ là quyền lợi, nghĩa vụ mà còn là văn hóa, đạo đức, là tiêu chuẩn bảo đảm cho xã hội văn minh phát triển.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

Bạn đang đọc bài viết Thủ đô Hà Nội không thể tồn tại các điểm ô nhiễm môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới