Thứ sáu, 19/04/2024 12:36 (GMT+7)

Sông Nhuệ - sông Đáy khó thoát khỏi ô nhiễm do nhiều cơ sở xả thải

MTĐT -  Thứ năm, 02/01/2020 08:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Báo cáo của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, trong năm 2019, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội đã kiểm tra và xử phạt 183 cơ sở vi phạm về lĩnh vực môi trường.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đã diễn ra từ rất lâu, để khắc phục tình trạng này, Bộ TN&MT đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hà Nội tiến hành rà soát dọc lưu vực con sông nằm trên các địa bàn như: Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình và Nam Định. 

Sau khi tiến hành kiểm tra các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh... tổng số 889 cơ sở, đơn vị, trong đó có 183 cơ sở vi phạm về lĩnh vực môi trường, tại Hà Nội có số lượng cơ sở vi phạm về lĩnh vực môi trường nhiều nhất.

Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy bị ô nhiễm nặng do nhiều cơ sơ xả thải trực tiếp.

Tại tỉnh Hà Nam: Tính đến hết tháng 10/2019, Sở TN&MT phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra 60 đơn vị, trong đó đã xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực BVMT đối với 19 đơn vị với tổng số tiền xử phạt trên 348 triệu đồng.

Tại Hoà Bình, 9 tháng đầu năm 2019, tổng số lượng các đối tượng xả thải vào lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy được thanh tra, kiểm tra là 19 cơ sở, doanh nghiệp, trong đó xử phạt 7 cơ sở, đơn vị với tổng số tiền xử phạt 201 triệu đồng.

Tại tỉnh Nam Định: 9 tháng đầu năm 2019, Sở TN&MT tỉnh đã kiểm tra công tác BVMT tại 23 cơ sở. Đối với Phòng Cảnh sát môi trường – Công an tỉnh Nam Định, trong 8 tháng đã kiểm tra 10 cơ sở và cả 10 cơ sở này đều có vi phạm về lĩnh vực môi trường, tổng số tiền xử phạt là 239 triệu đồng.

Tại tỉnh Ninh Bình, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của quản lý Nhà nước về BVMT trên địa bàn tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã thanh, kiểm tra 25 cơ sở. Qua đó đã lập biên bản và trình cấp có thẩm quyền xử phạt các trường hợp không có thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường; thải khí thải, nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép với tổng số tiền trên 1,85 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ – Đáy là do nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý không đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường. Nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn nhất là nước thải sinh hoạt, chiếm tỉ lệ lên tới 70% tổng lượng nước thải vào sông Nhuệ – sông Đáy nhưng không được thu gom, xử lý và thải thẳng ra nguồn tiếp nhận. 

Nguyên nhân khiến dòng sông Nhuệ - sông Đáy là do nước thải sinh hoạt từ người dân và các cụm cơ sở kinh doanh.

Trước những bất cập ảnh hưởng trực tiếp đến anh ninh nguồn nước lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, ông Đáy Đinh Văn Điến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy (nhiệm kỳ thứ 5, năm 2019) đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh thuộc lưu vực cần tập trung rà soát tiến độ và kết quả triển khai các nhiệm vụ, dự án đã được phê duyệt.

Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cũng nhấn mạnh, các địa phương trong lưu vực cần kiên quyết không cho phép hoạt động đối với những khu công nghiệp không có khu xử lý nước thải tập trung. Đặc biệt, năm 2020, phải tập trung giải quyết những điểm nóng ô nhiễm môi trường tại địa phương thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Bên cạnh đó, các địa phương cần đẩy mạnh thanh tra đột xuất các cơ sở sản xuất, điều tra thống kê nguồn thải; ưu tiên các nguồn vốn để xử lý nước thải tập trung.

Các địa phương cũng cần quản lý và kiểm soát các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại mỗi địa phương; quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; tăng cường cơ chế phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh và đề xuất các dự án hoặc nhiệm vụ cấp thiết tại địa phương về xử lý chất thải.

Nhà chức trách cần tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có lưu lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm trở lên; chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra môi trường, bảo đảm không chồng chéo, không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. 

Cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng đưa vào vận hành các công trình xử lý nước thải, kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả thải trên địa bàn, đặc biệt là những nguồn xả thải lớn xả thải trực tiếp ra lưu vực sông. Quy hoạch các điểm tập kết chất thải rắn; Tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu đô vực có hoạt động xả thải vào lưu vực sông Nhuệ – Đáy.

Kim Huyền (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Sông Nhuệ - sông Đáy khó thoát khỏi ô nhiễm do nhiều cơ sở xả thải. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?