Thứ bảy, 20/04/2024 06:34 (GMT+7)

Rác thải nhựa giết chết động vật như thế nào?

MTĐT -  Thứ năm, 05/12/2019 10:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trên toàn cầu, ước tính có hơn 100 triệu động vật biển bị giết mỗi năm bởi chất thải nhựa. Hàng chục ngàn con cá voi, chim, hải cẩu và rùa bị giết mỗi năm vì túi nhựa.

Mới đây bức ảnh về chú hải cầu ngậm chai Starbucks được chia sẻ trên mạng đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý từ dư luận.

Hình ảnh được chụp vào tuần trước tại khu bảo tồn Donna Nook ở Lincolnshire (Anh) bởi nhiếp ảnh gia Dan Thurling.

Quỹ Động vật Hoang dã Lincolnshire cho biết nó cho thấy "tác động của con người đối với hải cẩu xám và động vật hoang dã biển khác".

Tuy nhiên, một phát ngôn viên cho biết: "Rác biển là vấn đề quốc gia và do đó các quỹ tín thác động vật hoang dã đang kêu gọi chính phủ bảo vệ và khôi phục môi trường biển của chúng ta tốt hơn, bao gồm cả việc xử lý các nguồn chính".

Hình ảnh hải cầu ngậm chai Starbucks được chia sẻ rầm rộ trên mạng. Ảnh: Media Lincs. 

Phát ngôn viên của Starbucks cho biết: "Chúng tôi vô cùng đau buồn trước hình ảnh này. Tại Starbucks, giảm chất thải bằng cách tăng tái chế và khuyến khích tái sử dụng là điều chúng tôi tâm huyết".

Đây không phải là lần đầu tiên những bức ảnh đau lòng như trên được lan truyền trên mạng xã hội. Mới đây, hình ảnh một con cá nhà táng khổng lồ vừa dạt vào bãi biển Seilebost trên đảo Harris, Scotland vào cuối tuần khiến không ít người bàng hoàng.

Các chuyên gia về cá nhà táng, loài động vật có vú thuộc bộ Cá voi, không rõ liệu rác có dẫn đến cái chết của con cá hay không, nhưng người dân địa phương cho rằng có vấn đề về ô nhiễm môi trường biển, theo BBC.

Mỗi năm có hơn 100 triệu động vật biển bị giết bởi rác thải nhựa

Trên toàn cầu, ước tính có hơn 100 triệu động vật biển bị giết mỗi năm bởi chất thải nhựa. Hàng chục ngàn con cá voi, chim, hải cẩu và rùa bị giết mỗi năm vì túi nhựa trong môi trường biển vì chúng thường nhầm với thức ăn như sứa. Túi nhựa, một khi đã ăn vào không thể được tiêu hóa, khiến con vật bị chết.

Nhựa có thể nhiễm các hóa chất độc hại vào đất xung quanh, sau đó có thể thấm vào nước ngầm hoặc các nguồn nước xung quanh khác và cả hệ sinh thái của thế giới. Điều này có thể gây hại nghiêm trọng cho các loài uống nước. Theo Liên Hợp Quốc, ít nhất 800 loài vật trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi các mảnh vụn trên biển và 80% trong số đó là nhựa... Cá, chim biển, rùa biển và động vật có vú biển có thể bị vướng vào hoặc ăn phải các mảnh vụn nhựa, gây ngạt thở và chết đói.

Rùa biển thường nhầm chất thải nhựa là nguồn thức ăn, khiến chúng dễ dàng bị mắc kẹt. Ảnh: Jordi Chias.

Hiểm họa đại dương vì rác thải nhựa là không thể tránh khỏi. Tại Hội nghị Davos, Thụy Sĩ đã có báo cáo ước tính lượng rác thải nhựa thải xuống biển cho đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng). Nhưng phải mất hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, các chất thải từ nhựa và nylon mới bị phân hủy.

Dự báo đến năm 2050, số lượng nhựa được sản xuất trên toàn cầu sẽ tăng gấp ba, lên tới 1.124 triệu tấn. Kèm theo đó, nền kinh tế "nhựa" sẽ đẩy "Ngân sách carbon" toàn cầu lên 15%, so với con số 1% hiện nay.

Các loài động, thực vật biển từ lâu đã "kêu cứu" khi có tới 13 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương, gây tổn thương hệ san hô, đe dọa môi trường sống của các loài động, thực vật biển. Rác thải nhựa đang được coi là "tử thần" của các loài sinh vật biển: mỗi năm, 1,5 triệu động vật trên đại dương chết vì ngộ độc chất thải nhựa.

Những loài sinh vật nhỏ như rùa biển hay những loài lớn như cá voi, đều đã và đang là nạn nhân trực tiếp của chất thải nhựa, mà nếu tình trạng này tiếp diễn thì tới năm 2050, rác thải nhựa trên đại dương sẽ nhiều hơn cá.

Con người cần phải làm gì?

Trước tình trạng đáng báo động trên, theo các chuyên gia, đây là lúc chúng ta cần phải hành động. Những gì chúng ta có thể làm để cứu lấy biển và các sinh vật biển ngay lúc này là:

- Giảm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần;

- Tái sử dụng và tái chế những gì chúng ta có thể;

- Mua túi chuyên dụng có thể tái sử dụng để cắt giảm việc sử dụng túi nhựa;

- Thông tin cho những người thân, bạn bè,... về sự nguy hiểm của rác thải nhựa trên biển;

- Nhặt rác và bỏ rác đúng chỗ;

- Tình nguyện làm sạch biển, bãi biển và sông hồ khi có cơ hội;

- Nhắc nhở những người khác không thả bóng bay vào bầu khí quyển.

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Rác thải nhựa giết chết động vật như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...