Thứ năm, 25/04/2024 19:54 (GMT+7)

Rác thải đe dọa môi trường Lý Sơn

MTĐT -  Thứ sáu, 24/05/2019 15:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những năm qua, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng, đặc biệt là từ khi có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây ngày càng đáng báo động.

Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý. Huyện được chia làm 3 xã: An Vĩnh (huyện lỵ - Đảo Lớn), An Hải (Đảo Lớn) và An Bình (đảo Bé). Với địa chất, địa hình và cảnh quan được hình thành nhờ sự phun trào của núi lửa cách đây hàng triệu năm, Lý Sơn còn được ví như đảo Jeju của Hàn Quốc.

Lý Sơn được mệnh danh là thiên đường giữa biển khơi. Ảnh: Zing.

Tuy nhiên, cùng với việc phát triển "nóng" về du lịch, những năm qua, công tác xử lý môi trường tại Lý Sơn lại chưa được chú trọng khiến huyện đảo này trở thành một “túi rác” ngay giữa vùng biển.

Theo báo TN-MT, trong năm 2018, Lý Sơn đã đón trên 230.000 lượt khách, có những ngày cao điểm lên đến 5.000 lượt khách. Theo tính toán của Phòng TN&MT huyện Lý Sơn, với hơn 2,2 vạn dân trên đảo cùng với lượng khách du lịch “khổng lồ”, số lượng rác thu gom trung bình mỗi ngày lên đến 23 tấn bao gồm cả rác thải sinh hoạt và rác trôi dạt vào bờ biển.

Để xử lý rác thải trên đảo, tháng 2/2017, Bộ TN&MT đã chính thức đưa vào vận hành Nhà máy Thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện đảo Lý Sơn với tổng kinh phí đầu tư trên 30 tỷ đồng giao cho Công ty TNHH Đa Lộc quản lý theo mô hình xã hội hóa.

Tuy nhiên, do công suất nhà máy chưa đáp ứng đủ lượng rác trên đảo, nên du khách đến với hòn đảo thiên đường không khỏi ngán ngẩm trước tình trạng rác thải sinh hoạt tràn ngập các lối đi, tạo hình ảnh phản cảm với du khách, và ảnh hưởng sức khỏe của người dân.

Nhiều du khách giật mình khi đến với hòn đảo xinh đẹp này. Ảnh minh họa: Internet.

Không những thế, trước tình hình du lịch trên đảo được đẩy mạnh, lượng khách du lịch ngày càng đông, vấn đề rác thải lại càng nghiêm trọng do một số du khách thiếu ý thức và cũng bởi "thấy người dân xả nên cũng... xả theo", nên tại cảng tàu, những cảnh quan đẹp trên Lý Sơn cũng đã hình thành nhiều bãi rác thải.

Trước bất cập này, chính quyền địa phương vẫn thường xuyên tuyên truyền vận động người dân và du khách hạn chế xả rác, tuy nhiên điều này vẫn chưa thực sự hiệu quả. Mỗi ngày, hàng tấn rác thải sinh hoạt đều xả trực tiếp ra môi trường xung quanh và đổ thẳng xuống biển gây ô nhiễm môi trường sống của người dân nơi đây.

Theo nhiều người dân địa phương cho biết, vì địa thế cô lập và dân số tăng, cùng với đó là lượng khách du lịch đến với Lý Sơn ngày càng nhiều nên rác thải sinh hoạt là vấn đề nan giải của chính quyền địa phương.

Không chỉ báo động tình trạng ô nhiễm môi trường, đoàn nghiên cứu của Viện Kỹ thuật biển (Bộ Tài nguyên và Môi trường) từng đưa ra kết luận nghiên cứu vùng biển ở Lý Sơn, khẳng định nguồn thảm thực vật dưới đáy biển Lý Sơn đã bị biến mất, trong khi trước đây khu vực này từng được ví như rừng dưới đáy biển.

Trước nguy cơ thiên đường xanh sẽ biến mất, chính quyền và nhân dân huyện đảo Lý Sơn đang nỗ lực hành động để xây dựng đảo Lý Sơn trở thành một hòn đảo xanh- sạch- đẹp hơn trong mắt người dân và du khách.

Nhằm làm sạch môi trường biển Lý Sơn, thời gian qua hàng trăm chiến sĩ và các bạn trẻ đến từ nhiều Câu lạc bộ (CLB) môi trường, trường học đã ra quân thu gom rác thải, làm sạch môi trường biển tại các tuyến đường và các điểm du lịch trên đảo. Song song với hoạt động dọn rác, các CLB thiện nguyện vì môi trường còn bố trí hệ thống thùng rác chuyên dụng và treo các băng rôn kêu gọi người dân bỏ rác đúng nơi quy định dọc tuyến đường biển và các điểm du lịch trên đảo. Hành động nhỏ của các bạn trẻ đã góp phần lan tỏa tinh thần vì màu xanh của biển đến người dân trên đảo và khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường.

Thời gian qua, những câu lạc bộ thiện nguyện tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường trên đảo. Ảnh: Thanh niên. 

Từng trao đổi với báo TN-MT, bà Nguyễn Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: Để xây dựng đảo Lý Sơn "sạch- đẹp" trong mắt du khách, chính quyền huyện Lý Sơn đã triển khai hàng loạt các biện pháp như vận động người dân đổ rác đúng nơi quy định, tập trung xử lý môi trường tại các điểm di tích, thắng cảnh. Đồng thời, mở rộng và tăng công suất thu gom xử lý rác thải, đặc biệt là thu gom rác thải tại đảo Bé. Với quyết tâm vì một Lý Sơn không  rác, ngoài việc bố trí thùng đựng rác tại các điểm du lịch, điểm tập kết rác chính quyền Lý Sơn còn đưa ra thông điệp nhắc nhở, kêu gọi mọi người gìn giữ môi trường như bỏ rác đúng nơi qui định hay việc làm nhỏ lợi ích lớn những khẩu hiệu này có mặt ở từng KDC và dọc bãi biển Lý Sơn.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Rác thải đe dọa môi trường Lý Sơn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng