Thứ năm, 18/04/2024 13:09 (GMT+7)

Rác nhựa từ các thương hiệu trà sữa và trách nhiệm của doanh nghiệp

Hương Thơm -  Thứ hai, 30/09/2019 08:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Câu hỏi đặt ra là khi sử dụng sản phẩm nhựa, cả người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất, sử dụng các sản phẩm nhựa đó đã trả “đúng giá” cho mỗi sản phẩm hay chưa?

Trà sữa hiện nay đã trở thành thức uống quen thuộc của giới trẻ Việt Nam, đặc biệt được tiêu thụ nhiều tại các thành phố lớn. Mỗi sản phẩm được bán ra ngoài cốc, luôn kèm theo ống hút và túi đựng, chủ yếu là bằng nhựa. Sau khi được sử dụng, các vật liệu dùng một lần kể trên được thải bỏ ra ngoài môi trường và không được tái chế.

Trung bình mỗi ngày ở 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM thải ra môi trường khoảng trên dưới 60 tấn nhựa và nylon. Và các cửa hàng trà sữa chính là một trong số những nguồn phát sinh rác thải nhựa khổng lồ tại 2 thành phố này.

Để tìm hiểu kĩ hơn về lượng rác thải nhựa từ mỗi cửa hàng trà sữa, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã thực hiện 1 cuộc khảo sát nhỏ tại các cửa hàng trà sữa của những hãng khác nhau trên địa bàn Hà Nội.

Lượng rác nhựa khổng lồ thải ra từ hàng loạt thương hiệu trà sữa!

Theo ghi nhận của PV, tại quán Tocotoco số 2 Trần Thái Tông – Quận Cầu Giấy (Hà Nội), sau 1 tiếng đồng hồ, khung giờ 14h30 tới 15h30, có khoảng 120 cốc trà sữa đã được bán ra. Đa phần trong số đó được phân phối qua dịch vụ shipper chuyển tới các khách hàng với 102 cốc qua 36 lượt vận chuyển.

Về phía quận Hai Bà Trưng tại Tocotoco 25 Lê Đại Hành, sau một giờ quầy bán hàng ở đây cũng phân phối ra trên dưới 100 cốc trà sữa.

Tại quán Tocotoco số 2 Trần Thái Tông – Quận Cầu Giấy (Hà Nội), sau 1 tiếng đồng hồ, khung giờ 14h30 tới 15h30, có khoảng 120 cốc trà sữa đã được bán ra. Những sản phẩm này được đựng trong cốc nhựa, túi ni-long và kèm theo ống hút nhựa.

Các cửa hàng của Tocotoco đưa ra thị trường khoảng trên 100 cốc trà sữa mỗi giờ. 100 cốc nhân với 30 địa điểm kinh doanh, chuỗi của hàng của hãng này trên địa bàn Hà Nội nhân với một ngày làm việc thì số lượng cốc nhựa, ống hút nhựa, túi ni lông phát tán ra sẽ là một con số vô cùng khủng khiếp.

Tiếp đến là nhãn hiệu Feeling tea. Hãng này bán ra trung bình khoảng 30 cốc trà sữa mỗi giờ. Một ngày, Feeling tea có thể bán ra hàng chục nghìn cốc với khoảng 20 cửa hàng tại Hà Nội. Lượng cốc nhựa này mới chỉ bằng sấp sỉ 1/4 nếu so sánh với 1 cửa hàng của Toco toco với 120 cốc trong vòng 1 giờ.

Như vậy, có thể nhận thấy mỗi giờ lượng rác thải nhựa được sử dụng và thải bỏ từ thương hiệu trà sữa là vô cùng khủng khiếp. Việc đặt ra câu hỏi về trách nhiệm môi trường đối với doanh nghiệp khi sử dụng sản phẩm nhựa, đặc biệt là trong cơn khủng hoảng rác thải nhựa như hiện nay là thật sự cần thiết!

Trách nhiệm của hàng trăm cửa hàng trà sữa?

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử khi nhắc tới số lượng rác nhựa từ các thương hiệu trà sữa đang là một con số khổng lồ và gia tăng từng ngày, bà Đỗ Vân Nguyệt – Giám đốc Live & Learn – Trung Tâm sống và học tập vì Môi trường và Cộng đồng đã có những chia sẻ rất khách quan.

Bà Nguyệt cho rằng trong câu chuyện giảm thiểu rác thải nhựa, phải có cái nhìn toàn diện Tôi nhìn thấy trách nhiệm của cả người tiêu dùng và của doanh nghiệp”, bà Nguyệt nói.

Bà Đỗ Vân Nguyệt – Giám đốc Live & Learn – Trung Tâm sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng.

Bà nhấn mạnh, cả người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm quan tâm đến vòng đời của sản phẩm khi sản xuất hay sử dụng nó. Sản phẩm đó được sản xuất ra như thế nào và sử dụng xong tồn tại ra sao. Bởi vì quá trình sản xuất ra nhôm hay nhựa, giấy… đều có những tác động nhất định về mặt môi trường.

“Vòng đời của bất kì một sản phẩm nào đó từ khi khai thác tài nguyên đến khi thải bỏ đều đáng quan tâm. Chỉ có như vậy thì chúng ta mới có cái nhìn chính xác hơn để chúng ta phải trả đúng giá. Trả đúng giá ở đây bao gồm cái giá ảnh hưởng đến xã hội, ảnh hưởng đến môi trường từ khi sinh ra cho đến khi mất đi của một sản phẩm.

Trong khi đó hiện nay chúng ta lại đang cố gắng đi tìm những thứ rẻ, tiện lợi, dễ chuyên chở, và chi phí bỏ ra thấp, mà chúng ta không để ý đến chi phí mà xã hội hay những hậu quả môi trường đang phải gánh chịu”, bà Nguyệt lo lắng.

Đặt trong hoàn cảnh hiện nay, khi 30 cửa hàng Tocotoco, 20 của hàng Feeling tea, 20 cửa hàng Royal tea, 20 cửa hàng Ding tea, 6 cửa hàng Gongcha đang hoạt động kinh doanh rầm rộ trên địa bàn Hà Nội đang xả ra lượng rác nhựa khổng lồ mỗi ngày, thì lo lắng đó là hoàn toàn có cơ sở.

Trao đổi về giải pháp cho cơn khủng hoảng rác thải nhựa hiện nay, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, bà Nguyệt cho biết: “Việc đánh thuế sẽ giúp chúng ta có một chi phí bù đắp lại chi phí về môi trường và chi phí về xã hội, đây là một trong những giải pháp khá tốt.

Và một điều nữa là ngoài chuyện đánh thuế thì người tiêu dùng cũng cần giảm bớt lượng cốc nhựa, đồ dùng bằng nhựa mỗi ngày, bởi vì với một người, lượng rác nhựa có thể là nhỏ, thế nhưng chúng ta có hàng triệu người tiêu dùng thì nó sẽ tạo ra một tác động lớn. Vậy nên bất kì ai cũng có một vai của mình trong câu chuyện giảm tải rác nhựa hay quản lý rác cho tốt hơn, hay là bảo vệ môi trường cho tốt hơn”.

Vậy, câu hỏi đặt ra, là chúng ta khi sử dụng sản phẩm nhựa, cả người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất, nhất là với những doanh nghiệp sử dụng một lượng sản phẩm nhựa khổng lồ như các thương hiệu trà sữa kể trên, đã trả “đúng giá” cho mỗi sản phẩm nhựa như chuyên gia vừa nhắc tới hay chưa?

Và chúng ta có suy nghĩ gì để thay đổi hành vi sử dụng đồ nhựa khi tự trả lời câu hỏi rằng “vòng đời” của một sản phẩm nhựa sẽ ảnh hưởng thế nào đến môi trường và sức khỏe? Hay ta vẫn vô tư sử dụng một cách tùy tiện như hiện nay? Đó là câu hỏi không chỉ dành cho doanh nghiệp, mà còn là câu hỏi cho mỗi người tiêu dùng hôm nay!

Bạn đang đọc bài viết Rác nhựa từ các thương hiệu trà sữa và trách nhiệm của doanh nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.
Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3
Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba - năm 2024.