Thứ sáu, 26/04/2024 03:38 (GMT+7)

Phát triển công nghệ bức xạ trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường

MTĐT -  Thứ năm, 23/11/2017 15:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng ngày 23/11, Cục Năng lương nguyên tử (Bộ Khoa học & Công nghệ) tổ chức Hội thảo Công nghệ bức xạ tiên tiến. Hội thảo có sự tham gia của gần 300 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học...

Ở Việt Nam, phát triển ứng dụng bức xạ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 01/2006/QĐ-TTg với mục tiêu từng bước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp, công nghệ hạt nhân có đóng góp hiệu quả trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước.

Trong những năm qua, nhiều thiết bị hiện đại ứng dụng công nghệ bức xạ tiên tiến đã được các cơ quan, doanh nghiệp đầu tư, vận hành và khai thác an toàn, hiệu quả trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp, nông nghiệp và tài nguyên môi trường…đóng góp trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hội thảo Công nghệ bức xạ tiên tiến

Thực hiện nhiệm vụ phát triển ứng dụng bức xạ theo Chiến lược của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì triển khai Đề án phục vụ phát triển ứng dụng các kỹ thuật đo bức xạ và phân tích hạt nhân trong địa chất và khoáng sản; ứng dụng kỹ thuật đồng vị và kỹ thuật hạt nhân trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu và tài nguyên nước.

Các kỹ thuật này đã được áp dụng trong quy trình đo khí phóng xạ, phân tích mẫu phóng xạ trên các thiết bị tiên tiến ngoại nhập, áp dụng các phương pháp phóng xạ để nghiên cứu, điều tra địa chất và đánh giá, thăm dò khoáng sản bằng các thiết bị đường bộ, gắn trên tàu biển, trên máy bay, trong lỗ khoan của các phương pháp địa vật lý đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã phối hợp với các đơn vị thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tiến hành nghiên cứu kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các đô thị, nghiên cứu đánh giá mức độ nhiễm bẩn nước ngầm tại Hà Nội.

Năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành và nộp lưu trữ Bản đồ phông bức xạ tự nhiên Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000. Thực hiện kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đã xây dựng Bản đồ phóng xạ tự nhiên tỷ lệ 1:2.000.000 cho 5 khu đô thị, dân cư lớn và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2020. Đến nay, 27 trạm quan trắc phóng xạ đã được xây dựng tại các mỏ có chứa phóng xạ trên 16 tỉnh, thành. Trong công tác dự báo và phòng ngừa thiên tai, đã và đang tiến hành quan trắc một số thông số bức xạ tự nhiên tại 14 trạm khí tượng bề mặt, 3 trạm ozon – bức xạ cực tím.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng trao đổi thông tin, đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, khai thác an toàn và hiệu quả ứng dụng công nghệ bức xạ tiên tiến trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp, an ninh hải quan…

Theo Báo Tài nguyên & Môi trường

Bạn đang đọc bài viết Phát triển công nghệ bức xạ trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.