Thứ sáu, 26/04/2024 05:13 (GMT+7)

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TPHCM: Cơ quan chức năng chậm trễ

MTĐT -  Thứ bảy, 28/09/2019 09:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ô nhiễm không khí kéo dài nhiều ngày qua tại Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Trong khi dân lo lắng thì cơ quan chức năng chưa có khuyến cáo chính thức cũng như chưa đưa ra giải pháp cấp bách.

GS Nguyễn Thị Kim Oanh, Viện Công nghệ Châu Á, chia sẻ, đầu năm 2019, Thái Lan bước vào đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng kéo dài gần một tháng. Cơ quan chức năng ban đầu có sự thờ ơ nhất định nhưng sau đó triển khai hàng loạt giải pháp hạn chế ô nhiễm như cấm một số phương tiện cá nhân, không cho người dân nấu nướng ngoài đường, khuyến khích dùng phương tiện công cộng, trường học ở thủ đô Bangkok đóng cửa. Cơ quan chức năng cũng cung cấp cho người dân một ứng dụng chính thức để thông báo chất lượng không khí hằng ngày.

Bắc Kinh từng là thành phố ô nhiễm nhất thế giới nhưng đến nay đã được cải thiện nhờ các biện pháp mạnh tay. Chính phủ khoanh vùng các khu vực ô nhiễm nhất và đặt lộ trình trong 5 năm phải giảm hàm lượng bụi PM2.5 khoảng 15%, 20%, 25%, tùy khu vực.

“Việt Nam cần có chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm không khí với các mục tiêu và hành động cụ thể như giảm bao nhiêu % bụi PM2,5, chứ không phải mục tiêu chung chung”, bà Oanh nói.

Ô nhiễm không khí diễn ra trên diện rộng ở miền Bắc, nhất là Thủ đô Hà Nội

Theo TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, những ngày qua, phản ứng của cơ quan chức năng trong vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TPHCM không kịp thời khiến người dân lo lắng. Ông cho rằng, người dân cần được thông tin đầy đủ, kịp thời để có hành động phù hợp nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe. Ví dụ, biết chỉ số bụi mịn PM2.5 lên cao, người già, trẻ nhỏ có thể hạn chế ra ngoài, trường học hạn chế hoạt động ngoài trời.

TS Tùng nói: “Việt Nam đang thiếu hàng loạt điều kiện cần thiết để triển khai các biện pháp lâu dài giảm thiểu ô nhiễm không khí. Chúng ta chưa kiểm kê được các nguồn gây ô nhiễm nên không thể đặt hành động ưu tiên”.

Năng lực quan trắc của Việt Nam cũng hạn chế. Hà Nội có 3 trạm quan trắc cố định (số liệu có độ tin cậy cao), TPHCM không có trạm cố định nào. Cơ quan chức năng không có cơ sở dữ liệu để đưa ra khuyến cáo với người dân. Việt Nam cũng chưa dự báo được chất lượng không khí khi số liệu quan trắc mỏng, số liệu các ngành khác như khí tượng, viễn thám khó tiếp cận.

Theo Báo Tiền Phong

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TPHCM: Cơ quan chức năng chậm trễ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.