Thứ năm, 28/03/2024 19:07 (GMT+7)

Môi trường là một trong ba trụ cột để phát triển đất nước

Lam Vy -  Thứ năm, 16/01/2020 14:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việt Nam đã bắt đầu quan tâm hơn đến vấn đề phát triển bền vững, kinh tế xanh ngày được chú ý, đã hiểu vấn đề môi trường là một trong ba trụ cột để đất nước phát triển.

Năm 2019 vừa qua là năm trải qua nhiều biến động trong lĩnh vực môi trường. Hàng loạt các sự cố gây thiệt hại lớn về tài sản, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân.

Để nhìn nhận và đánh giá tình hình về vấn đề môi trường trong năm vừa qua và những định hướng trong năm 2020 để cải thiện vấn đề môi trường, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có cuộc trò chuyện với TS. Trần Văn Miều – Trưởng ban Truyền thông Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

TS. Trần Văn Miều – Trưởng ban truyền thông Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. 

- Ông có nhận định, đánh giá như thế nào về các vấn đề môi trường trong năm vừa qua?

- Khi nói về môi trường trong năm vừa qua, tôi chia thành 2 gam màu chủ đạo màu sáng và màu tối. Hai gam màu này đã làm nổi bật bức tranh toàn cảnh về môi trường.

Thứ nhất là gam màu sáng: Nhìn chung về công tác quản lý môi trường đã được quan tâm nhiều hơn, thể hiện ở việc các địa phương, các cấp, các ngành  đã quan tâm đến vấn đề môi trường, nhận thức cộng đồng đã hiểu vấn đề môi trường là một trong 3 trụ cột để đất nước phát triển.

Việt Nam đã bắt đầu quan tâm hơn đến vấn đề phát triển bền vững, kinh tế xanh ngày được chú ý và dần thay kinh tế nâu. Tức là sản xuất ít khí phát thải nhà kính, sản xuất ít phân hóa học và thuốc trừ sâu…Quản lý tài nguyên thiên nhiên đã có những mặt tốt hơn.

Việt Nam đã bắt đầu quan tâm hơn đến vấn đề phát triển bền vững, kinh tế xanh ngày được chú ý và dần thay kinh tế nâu.

Vấn đề xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng, không có điểm khởi đầu và không có điểm kết thúc, nông thôn ngày càng phát triển thì vấn đề môi trường càng được quan tâm.

Thứ hai, là gam màu tối: Tuy rằng nhận thức của người dân đã có nhưng chưa chuyển nhận thức đó thành thái độ, hành vi sống thân thiện với môi trường.

 Khi nói về vấn đề bảo vệ rừng và quản lý tài nguyên, nhà nước đã có chủ trương giao cho cộng đồng dân cư, đó là việc đúng đắn nhưng chính sách của nhà nước chưa có sự khuyến khích đầy đủ. Công tác quản lý chưa được chặt chẽ, cần tới sự đóng góp của dân.

Thời gian qua đã xảy ra rất nhiều sự cố về môi trường, ta phải kể tới việc cháy nhà máy phích nước Rạng Đông, đổ trộm chất thải vào đầu nguồn nước sạch nhà máy sông Đà… nhưng nhìn chung cách giải quyết của các cơ quan chức năng, các đơn vị liên quan vẫn chưa kịp thời, chưa đầy đủ, xử lý chậm trước những sự cố môi trường đã gây ra bức xúc trong dân. Điều đó thể hiện về công tác quản lý chưa tốt, chưa chặt chẽ và chưa có sự phối hợp giữa các bên liên quan.

Ngoài ra, chúng ta chưa huy động triệt để được cộng đồng doanh nghiệp, đó là khoảng trống. Năm 2020 sẽ có khoảng 1.000 doanh nghiệp trong đó sẽ có đội ngũ doanh nhân giác ngộ, có văn hóa doanh nghiệp.  Ngoài việc phát triển kinh tế thì sẽ có văn hóa ứng xử với môi trường, từ đó sẽ có nhiều sáng kiến, ý thức tốt để bảo vệ môi trường. Nếu vận động tốt đội ngũ doanh nhân thì chắc chắn môi trường sẽ được chuyển biến.

Việt Nam là nước đang phát triển, các vấn đề về ô nhiễm không khí, nguồn nước luôn được quan tâm. Cùng với sự phát triển đó, Việt Nam đang áp dụng thành công công nghệ 4.0 vào lĩnh vực khoa học sản xuất, chế biến…. Vậy  theo ông, đối với vấn đề môi trường nên được áp dụng như thế nào để có thể đem lại hiệu quả cao?

Áp dụng công nghệ 4.0 đã dần đi vào cuộc sống, đó là quá trình phát triển. Trong lĩnh vực môi trường đã dần áp dụng công nghệ. Ví dụ như trong thời gian vừa qua khi không khí Hà Nội luôn trong mức báo động, thì người dân có thể nắm được tình hình ô nhiễm, các chỉ số trong mức nguy hại thông qua điện thoại - sản phẩm của công nghệ.

Việc quan trắc cũng đã được sử dụng ứng dụng công nghệ, quan trắc không khí, nguồn nước. Ngồi từ xa cũng có thể quản lý được các chỉ số một cách chính xác như các chỉ số quan trắc của không khí, khí thải, chất thải và trong quản lý rừng để có thể đạt hiệu quả cao trong khâu kiểm tra, giám sát.

Áp dụng công nghệ 4.0 vào các lĩnh vực trong đời sống.

Nếu như 4.0 đi vào trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường đó là điều rất tốt và quan trọng trong đời sống.

- Trong năm 2020, theo ông Chính phủ và các cơ quan chức năng cần có sự quan tâm như thế nào đối với lĩnh vực môi trường để có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và chủ động hơn trong các sự cố môi trường? Luật Môi trường năm 2014 có cần chỉnh sửa và thay đổi thêm điều luật để có thể phù hợp với xu hướng hiện nay hay không?

Trong năm 2020, Chính phủ sẽ trình Quốc hội chỉnh sửa Luật Môi trường năm 2014.   Luật năm 2014 cũng còn nhiều vấn đề tồn tại trong lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên biển… hoặc biến đổi khí hậu.

Hội Bảo vệ Thiên nhiên môi trường được giao sửa chương 17, nói về quyền và trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội, của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi trường. Chương 17 được sửa đổi theo 6 điều:

Thứ nhất, trong Luật Môi trường năm  2014 chưa quan tâm tới tổ chức tôn giáo, hiện tại Việt Nam có 13 tôn giáo chính được pháp luật thừa nhận và có khoảng 19 triệu tín đồ, chiếm gần khoảng 20% dân số Việt Nam.

Nhìn chung các tôn giáo đều sống tốt đời đẹp đạo, lấy chữ thiện để khuyên giải con người cần sống có đạo đức, với môi trường. Các giáo lý của họ đều rất tốt, tính tích cực đối với môi trường là rất quan trọng. Đây là điều cần bổ sung, điều mới trong chương 17.

Thứ hai, Chương 17 chưa làm rõ quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Cần làm rõ đâu là quyền, đâu là trách nhiệm. Muốn để các chủ thể này tham gia tốt bảo vệ môi trường thì các cơ quan quản lý cần có chính sách, quản lý chặt chẽ.

Thứ ba, Chính phủ đã có chính sách khuyến khích bảo vệ môi trường nhưng việc đánh giá, kiểm tra, giám sát  và thực thi chính sách còn khoảng trống. Lồng ghép hoạt động, quản lý đối với các Bộ, ban ngành. Kiểm tra và rà soát về những nhiệm vụ của từng Bộ, giao trách nhiệm cho từng Bộ để quản lý.

Thứ tư, phải phát huy vai trò tập thể của các đoàn thể và cộng đồng dân cư về vấn đề bảo vệ môi trường.

Thứ năm, cần nâng cao trách nhiệm, vai trò của các cấp quản lý, nâng cao vai trò trách nhiệm của  người đứng đầu các địa phương trong quản lý tài nguyên môi trường.

Thứ sáu, truyền thông là việc cần thiết nhưng cần phải thay đổi, truyền thông theo chiều sâu. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tại các địa địa phương cần hoạt động hiệu quả hơn, phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ tuyên truyền.

Chúng ta cần phải thực hiện tốt ba khâu: Quản lý- Truyền thông- Xử phạt để tăng tính hiệu quả cho các giải pháp.

Trong năm vừa qua Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã phát động cuộc thi “ Nói không với rác thải nhựa” với nhiều nội dung thiết thực ý nghĩa. Vậy ông có đánh giá như thế nào về hoạt động này?

- Tôi nhận thấy đây là một chương trình rất tốt, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa để người dân có hiểu biết hơn về rác thải nhựa và có hành động thiết thực hơn để Việt Nam cố gắng không trở thành nhóm thải ra rác thải nhựa nhiều trên thế giới.

Điều quan trọng là Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các đơn vị kinh doanh các sản phẩm hữu cơ, nghiên cứu, sản xuất ra vật liệu thân thiện với môi trường để thay thế túi nilon.

Xin cảm ơn ông!

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Bạn đang đọc bài viết Môi trường là một trong ba trụ cột để phát triển đất nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.