Thứ bảy, 20/04/2024 13:58 (GMT+7)

KTS Trần Huy Ánh: Xây ga ngầm C9 đe dọa trực tiếp tới phố cổ Hà Nôị

Phan Ngân (Thực hiện) -  Chủ nhật, 08/04/2018 08:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Liên quan tới việc 90% người dân đồng tình với Quy hoạch tổng thể mặt bằng ga ngầm C9, KTS Trần Huy Ánh cho rằng: Sẽ ảnh hưởng khủng khiếp tới phố cổ

Ngày 4/4 vừa qua, cuộc khảo sát lấy ý kiến nhân dân (từ ngày 9/3 đến 31/3) về Quy hoạch tổng thể mặt bằng ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị số 2 (đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) đã có kết quả khá khả quan.

Người dân cho ý kiến về Quy hoạch tổng thể mặt bằng ga ngầm C9

Theo đó, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) công bố: có tới 90% trong tổng số 1.700 người tham gia cho ý kiến đồng ý với quy hoạch, trong đó du khách chiếm 65% (có 195 du khách quốc tế), 27% người địa phương và 13% là người từ địa phương khác đến Hà Nội làm việc.
Lãnh đạo MRB cho hay, dự án sẽ được trình xin ý kiến Quốc hội vào kỳ họp giữa năm 2018, nếu được thông qua thì sẽ khởi công xây dựng năm 2018 và hoàn thành năm 2022.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến đồng tình với dự án trên thì có không ít những ý kiến trái chiều xoay quanh nhiều bất cập có thể xảy ra nếu thi công dự án.

Về vấn đề này, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có cuộc trao đổi với Kiến trúc sư Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư Hà Nội).

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư Hà Nội)

Thưa kiến trúc sư Trần Huy Ánh, ông có đánh giá thế nào về tính khách quan của kết quả khảo sát lấy ý kiến cho Quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị số 2 vừa qua?

Kết quả của cuộc khảo sát lấy ý kiến cho thấy hơn 90% những người được hỏi đều đồng ý với dự án này.

Tuy nhiên, chúng ta phải xét tới tính khách quan dân chủ trong quy trình lấy ý kiến. Nhiều chuyên gia cho rằng cơ quan hay đơn vị thực hiện việc trưng cầu dân ý phải là một cơ quan, đơn vị độc lập.

Nhưng ở đây, chính MRB là đơn vị thực hiện thu thập ý kiến chứ không phải đơn vị thứ 3. Vì vậy mà tính khách quan của con số hơn 90% là chưa đủ thuyết phục.

Không ngoại trừ khả năng, bây giờ dự án công bố có tận 90% nhân dân đồng tình nhưng tới khi thi công thì lại "tung tóe" hết!

Dưới góc nhìn của một kiến trúc sư, ông thấy dự án này sẽ có những ảnh hưởng gì tới đô thị?
Ảnh hưởng nhiều chứ, ảnh hưởng khủng khiếp, bởi quá trình thi công sẽ trực tiếp đe dọa tới các con phố cổ. Vì đây là dự án giao thông phục vụ nhiều cho mục đích du lịch nên sau khi hoàn thành nó sẽ thu hút đông đảo du khách tới đây.

Đồng nghĩa với việc đó là các nhu cầu xã hội như dịch vụ ăn uống, vệ sinh, giải trí ngày một tăng lên, tình trạng quá tải sẽ xảy ra.
Chưa kể đến trong quá trình thi công, việc hàng trăm công nhân sinh hoạt tại khu vực dự án, khói bụi công trường, tiếng ồn,... sẽ gây ảnh hưởng trước mắt đến không gian phố cổ, đe dọa tới giá trị mong manh của các di sản.
Hơn nữa, khu vực Hồ Gươm lại là một vị trí nhạy cảm, cần sự bảo tồn cao, nên nếu nói rằng không có ảnh hưởng gì thì đó là lập luận chủ quan, thiếu khoa học.

Trước đây, Hà Nội muốn di dời dân phố cổ, nay lại gián tiếp đưa lượng người nhiều hơn vào khu vực này mong tìm kiếm giá trị của đô thị mới.

Vậy thì ông có thực sự đồng tình với dự án hay không?

Về cá nhân mình, tôi rất băn khoăn. Đã nhiều lần giới kiến trúc sư có ý kiến đưa vị trí ga lùi xa Hồ Gươm, đề nghị dịch chuyển ga về phía sông Hồng để có thể bảo tồn nguyên vẹn không gian tĩnh ở trung tâm thủ đô.

Hà Nội đã làm rất tốt việc tổ chức không gian phố đi bộ, vậy nên các không gian phụ trợ nếu được quy hoạch tốt sẽ làm nên bức tranh đô thị mới hài hòa.

Nay nhận được hơn 90% đồng thuận, dự án này có thể sẽ được thông qua, nhưng với các mặt hạn chế mà tôi vừa nêu trên thì chắc chắn công trình này sẽ còn gây nhiều tranh cãi.
Xin cảm ơn ông về những chia sẻ vừa rồi!

Được biết, ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, được đề xuất đặt tại vị trí số Km9 + 864,645, trong khu vực khuôn viên công viên bờ hồ Hoàn Kiếm.

Thân ga chính được bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng, phần dưới vườn hoa bờ hồ Hoàn Kiếm có kích thước dài 150m, rộng 21.4m, sâu 17.45m và có 3 tầng (tầng trung chuyển, tầng thiết bị và tầng ke ga). Khoảng cách ngắn nhất từ thân ga C9 tới Hồ Gươm là khoảng 10m; tới tượng đài tưởng niệm Cảm tử quân khoảng 81m; tới đền Bà Kiệu khoảng 83m; tới Tháp Bút khoảng 36m; tới vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ khoảng 120m.

Bạn đang đọc bài viết KTS Trần Huy Ánh: Xây ga ngầm C9 đe dọa trực tiếp tới phố cổ Hà Nôị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ