Thứ sáu, 29/03/2024 19:38 (GMT+7)

Hà Nội phải có được môi trường tiêu dùng an toàn

MTĐT -  Thứ sáu, 05/05/2017 15:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo công bố của Hội Ung thư Việt Nam, uớc tính năm 2020 số ca mắc ung thư sẽ tăng lên khoảng 200.000 ca. Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới căn bệnh tử thần là thực phẩm bẩn (chiếm 35%).

Do việc sử dụng chất cấm trong nông nghiệp, việc tiêu thụ hàng giả, rượu giả giết người hàng loạt, do đó dư luận xã hội yêu cầu hành động đó phải được xử lý nghiêm trước pháp luật.

Trong nhiều năm gần đây, báo chí đã từng nêu lên sự kiện nhiều kẻ làm ăn bất chính đã làm rượu giả kiếm lời bất chính. Người uống phải rượu giả bị ngộ độc, nhẹ thì đầu váng mắt hoa, nặng thì bị mù, thậm chí đi đến tử vong. Vì sao rượu giả lại làm cho người ta mất mạng? Nguyên liệu để làm rượu giả thường là loại cồn công nghiệp rẻ tiền, trong đó chứa nhiều rượu metylic. Rượu metylic và rượu etylic có cấu tạo và tính chất hoá học gần giống nhau. Ví dụ ở nhiệt độ thường đều không màu, là chất lỏng dễ bay hơi, hoà tan trong nước, dễ cháy. Rượu etylic và rượu metylic đều có mùi nồng, khi trộn chung chúng với nhau khó có thể phân biệt được.

Đầu tiên rượu metylic được chế tạo bằng cách chưng gỗ nên được gọi là rượu gỗ. Rượu metylic có nhiều ứng dụng trong công nghiệp như dùng nhiên liệu, làm dung môi để hoà tan các chất hữu cơ. Nếu ta thêm vào rượu metylic o cồn công nghiệp có thể nâng cao tính năng cháy, mà rượu metylic lại có giá thành thấp, nên trong cồn công nghiệp thường có trộn rượu metylic theo một tỷ lệ nhất định. Nhưng rượu metylic có một nhược điểm rất quan trọng là rất độc cho người. Khi ta uống rượu etylic vào người, rượu etylic sẽ chuyển hoá thành aldehyt etylic, sau đó thành axit axetic. Các phản ứng này chủ yếu tiến hành trong gan.

Còn rượu metylic trong cơ thể người sẽ biến thành axit fomic rất độc. Axit fomic lại không tham gia quá trình tuần hoàn trong cơ thể nên khó thải ra ngoài mà tích tụ lại trong cơ thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng. Hệ thần kinh nhãn cầu dễ mẫn cảm với axit fomic nên dễ bị axit fomic gây hại. Các quá trình đồng hoá trong cơ thể cũng do tác hại của axit fomic mà bị hỗn loại không kiểm soát được.

Vì vậy khi người uống rượu giả có chứa rượu metylic chỉ sau mấy giờ sẽ cảm thấy không ổn với triệu chứng: Đầu váng, hoa mắt, say, nôn mửa, bồn chồn, co giật, nhìn mọi vật mơ hồ. Trong trường hợp nặng thì thị lực bị mất nhanh chóng, có thể đi đến mùa hẳn. Nặng hơn nữa có thể làm tim đập nhanh hỗn loạn, mạch yếu, thở khó, cuối cùng bị tử vong.

Người lớn khi uống 5 – 10ml rượu metylic có thể xuất hiện hiện tượng ngộ độc nghiêm trọng. Uống đến 30ml có thể bị tử vong. Vì vậy chính phủ các nước đều nghiêm cấm việc bán thức uống có chứa rượu metylic. Vì cồn  công nghiệp có chứa nhiều rượu metylic nên không được dùng để pha chế rượu uống.

Trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra vụ ngộ độc rượu methanol (cồn công nghiệp) với 28 trường hợp nhập viện, trong đó 4 người tử vong suốt từ ngày 16/3/2017 cho đến nay. Thực hiện chỉ đạo của UBND, thành phố đã cử 17 đoàn kiểm tra, đã kiểm tra 18 cở kinh doanh rượu, 69 nhà hàng, đã tịch thu và tiêu huỷ hơn 1.100 lít rượu không rõ nguồn gốc, phạt hành chính 53 cơ sở với tổng tiền hơn 100 triệu đồng. Riêng năm 2016 thành phố tổ chức nhiều cuộc thanh kiểm tra và đã xử phạt số tiền lên tới 24 tỷ đồng. Song do việc sản xuất kinh doanh rượu nhỏ, lẻ, xuất hiện ở nhiều nơi, nên dù thành phố đã làm quyết liệt nhưng khó xử lý gọn trong ngày một ngày hai.

      Bệnh nhân ngộ độc rượu do methamol có nguy cơ tử vong cao. Ảnh: PLO

Việc này phải được giao cho chính quyền các xã, phường, thị trấn được quản lý ATTP phải nắm rõ trên địa bàn có bao nhiêu cơ sở sản xuất kinh doanh rượu từ đó mới có thể quản lý tốt phần việc này.

Phải xiết chặt quản lý các lò rượu thủ công. Chủ đề cần được lựa chọn trong năm 2017 là: “Sản xuất kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn, kiểm soát rượu, tránh ngộ độc rượu”. Đặc biệt, trong tháng hành động về ATTP từ ngày 15/4 đến 15/5/2017 thành phố phải tiến hành kiểm tra công tác triển khai của các quận, huyện, Thị xã, phường, phường và các sở ngành, đồng thời kểm tra thực tế tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh sơ chế, chế biến rau, thịt, rượu trên địa bàn.

Rõ ràng chúng ta không thể cứ chấp nhận để tình trạng này kéo dài. Đến lúc phải xác định rõ trách nhiệm đối với từng con người, từng lĩnh vực, mặt hàng,. Phải xử lý nghiêm khắc với mọi hành vi vô lương tâm, mức độ nguy hại càng cao thì càng phải xử lý nghiêm để răn đe. Bới chúng ta không đánh giá, đặt đúng tầm quan trọng của vấn đề, chắc chắn sẽ không thể thay đổi được thực trạng.

Xem xét thấu đáo ý thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là yếu tố quyết định. Thực tế đa số người dân còn quá dễ dãi với việc ăn uống, cứ ăn hoặc buộc phải ăn, mà bất chấp tác hại sau đó ra sao. Nói như nguyên một nguyên một đại biểu quốc hội thì “con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ ngắn và dễ dàng thế”.

Thực phẩn bẩn tràn lan không phải chính quyền, cơ quan quản lý không biết. Ngược lại hầu như những người có trách nhiệm đều nắm rõ. Một báo cáo công bố mới đây cho hay, giai đoạn 2011 – 2016 đã có khoảng 30 nghìn đoàn thanh kiểm tra trên 3 triệu cơ sở sản xuất, kinh doanh. Sai phạm khá nhiều, nhưng có chừng 20% bị xử phạt, và tính ra mỗi cơ sở bị phạt không quá 200 nghìn đồng, có địa phương trong 1 năm kiểm tra, thanh tra, 1.000 cơ sở nhưng chỉ xử phạt được 2 cơ sở. Xẩy ra thực trạng trên cũng chẳng phải vì thiếu các căn cứ pháp lý điều chỉnh.

Ngược lại, chúng ta đang có khá đủ công cụ pháp luật, ở Trung ương có Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, có các bộ liên ngành, ở địa phương thì có chính quyền các cấp. Nhưng tiếc là “hàng rào” khá dày như vậy mà thực phẩm bẩn vẫn lọt lưới. Lỗi tại ai cũng chưa có kết luận. Song vấn đề đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm của cán bộ chuyên môm không phải ngoại lệ. Qua đó thấy việc xử phạt của chúng ta không nghiêm nên các kẻ hám lợi chưa hề sợ.

Phải nâng cao ý thức bảo vệ của người tiêu dùng. Cần tiến hành tuyên truyền phổ biến pháp luật đến người  tiêu dung. Thông qua hoạt động đó, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội có liên quan cũng như trách nhiệm người tiêu dung trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình sẽ được nâng cao. Phải phát động phong trào “Toàn dân kiên quyết nói không với thực phẩm bẩn”.

                                       PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

                                      Nguyên Giám đốc Sở KH & CN Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội phải có được môi trường tiêu dùng an toàn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới