Thứ sáu, 26/04/2024 09:34 (GMT+7)

Dùng nước sông Hồng và Hồ Tây giải cứu sông Tô Lịch là cần thiết?

MTĐT -  Thứ sáu, 12/07/2019 15:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những ngày qua, nước sông Tô Lịch bỗng trong xanh trở lại sau khi được bổ cập nước từ Hồ Tây khiến ai đi qua đây cũng không khỏi ngỡ ngàng.

Được biết, để có được màu xanh như vậy, Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội bất ngờ mở một cửa xả từ hồ Tây ở phố Trích Sài ra sông Tô Lịch để chống ngập. Theo công ty này, nước hồ Tây phải duy trì ở mực nước 5,7m nên khi mực nước ở mức gần 6m sẽ phải xả bớt để đề phòng ngập khi có mưa. Ước tính có khoảng hơn 1 triệu m3 nước từ hồ Tây chảy ra sông Tô Lịch.

Nhận lượng nước lớn từ hồ Tây cuồn cuộn chảy qua cuốn trôi rác thải tồn tích, làm loãng nước thải nên sông Tô Lịch trở nên trong xanh thơ mộng khác hẳn thường ngày.

Người dân câu cá trên sông Tô Lịch. Ảnh: Internet.

Bổ cập nước từ sông Hồng vào Hồ Tây và từ Hồ Tây dẫn vào sông Tô Lịch là lợi ích kép trong việc làm sạch dòng sông Tô Lịch. Đây cũng là một trong những nội dung nằm trong dự án "Đầu tư xây dựng trạm bơm bổ cập nước Hồ Tây và cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch" của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và đang được đơn vị này trình UBND TP Hà Nội.

Theo dự án, công ty sẽ xây dựng, lắp đặt một trạm bơm chìm ở ngoài cửa khẩu An Dương với công suất cấp nước 156.000 m3 mỗi ngày đêm dẫn vào Hồ Tây.

Sau đó, nguồn nước hồ Tây sẽ được điều tiết bằng cửa xả trên phố Trích Sài và đường Lạc Long Quân vào sông Tô Lịch để giúp làm sạch nước sông này.

Theo đại diện Công ty Thoát nước Hà Nội, việc dẫn nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch là việc làm hoàn toàn bình thường và được thực hiện hằng năm. “Trước mùa mưa lũ, Công ty luôn cho xả nước hạ xuống thấp theo mức quy định để đón mưa, đề phòng khi mưa xuống bất ngờ không kịp xả sẽ rất nguy hiểm. Công ty nhận thấy đây là thời điểm thích hợp để xả nước và đã xả”, đại diện Công ty Thoát nước Hà Nội cho hay.

Chứng kiến nước sông Tô Lịch thay đổi, người dân sinh sống quanh khu vực lẫn giới chuyên gia cho rằng, đây là việc làm cần thiết, nên duy trì thường xuyên để “hồi sinh” sông Tô Lịch – dòng sông từ nhiều năm nay vốn đã được mệnh danh là "dòng sông chết". Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng, đây vẫn chỉ là giải pháp tạm thời, muốn "hồi sinh" sông Tô Lịch phải giải quyết được vấn đề tận gốc, xử lý được nguồn nước thải.

Sông Tô Lịch đổi màu xanh sau khi được dổ sung nước từ hồ Tây. Ảnh: Internet.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, PGS.TS Trần Đức Hạ - Viện trưởng Viên Nghiên cứu cấp thoát nước và môi trường (Hội Cấp thoát nước Việt Nam) khẳng định, việc đưa nước sông Hồng vào giải cứu sông Tô Lịch là cần thiết.

Bởi, việc bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch đã được đưa vào quy hoạch thoát nước của Hà Nội, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối năm 2012. Bên cạnh đó, vào mùa khô, khi lượng mưa thấp, nếu không có nước bổ cập, sông Tô Lịch sẽ đứng trước nguy cơ chạm đáy và trở thành dòng sông chết.

Tuy nhiên, trao đổi với báo Thanh Niên, PGS-TS Trần Hồng Côn, ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội, cho rằng việc lấy nước sông Hồng để thay rửa sông Tô Lịch chỉ là giải pháp tạm bợ bởi khi đó các chất thải, chất bẩn sẽ bị đẩy về phía hạ lưu của sông Tô Lịch, phát tán ra nhiều nơi khác.

TS Đào Trọng Tứ, Cố vấn Mạng lưới sông ngòi VN (VRN) cũng cho rằng: “Muốn hồi sinh sông Tô Lịch trong xanh lâu dài thì việc đầu tiên là cần ngăn hết được nước thải chảy vào dòng sông. Chặn được rồi thì dùng công nghệ khoa học xử lý nước, cộng với khả năng tự phục hồi của tự nhiên sẽ dần dần làm sống lại dòng sông. Nhưng việc chặn nước thải đổ xuống sông Tô Lịch là rất khó thực hiện”, TS Đào Trọng Tứ nói.

Cùng ý kiến với PGS-TS Trần Hồng Côn, GS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi cũng cho hay, việc xử lý nước sông Tô Lịch bằng việc bổ sung nước Hồ Tây cũng chỉ là giải pháp tạm thời.

“Chênh lệch mặt nước của hồ Tây hiện nay là 15 cm, như vậy việc xả hơn 1 triệu m3 nước trong hai ngày thì lượng nước đó không thể nào chảy kín hết dòng sông Tô Lịch. Lượng nước đó không đủ để làm sạch cả con sông. Đoạn đầu có thể trong xanh nhưng đến đoạn sau thì không biến chuyển gì” - ông Hồng nói.

Chuyên gia này cũng cho rằng để xử lý tận gốc vấn đề ô nhiễm tại sông Tô Lịch cần phải phân tách được nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất để xử lý riêng.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dùng nước sông Hồng và Hồ Tây giải cứu sông Tô Lịch là cần thiết?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.