Thứ sáu, 26/04/2024 10:52 (GMT+7)

Đốt rơm rạ ảnh hưởng đến không khí Hà Nội như thế nào?

MTĐT -  Thứ năm, 13/06/2019 17:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những ngày này, người dân các huyện ngoại thành Hà Nội đang bước vào vụ gặt, đây cũng là thời điểm tình trạng đốt rơm rạ diễn ra phổ biến khiến môi trường không khí Thủ đô bị ô nhiễm.

Việc đốt rơm, rạ mỗi khi đến vụ thu hoạch lúa đang trở thành tập quán của nhiều người dân, khói bụi rơm rạ bao trùm từ đường thôn xóm tới đường quốc lộ. Càng về chiều tối, người dân càng đốt nhiều. Lửa cháy âm ỉ trong các đụn rơm kết hợp với nắng nóng kéo dài nhiều ngày ở miền Bắc khiến bầu không khí càng thêm oi bức, ngột ngạt.

Theo số liệu quan trắc chỉ số CLKK (AQI) của Sở TN&MT Hà Nội, trong hơn tuần qua, AQI cao nhất tại 2 trạm quan trắc CLKK giao thông Minh Khai và Phạm Văn Đồng lần lượt là 112 và 111, đều giảm so với tuần trước, chủ yếu duy trì mức kém. Đối với các trạm quan trắc giao thông nội đô, CLKK tại 2 trạm Hoàn Kiếm và Thành Công chủ yếu duy trì ở mức trung bình. Riêng trạm Hàng Đậu, số ngày AQI ở mức kém tăng so với tuần trước đó.

Khói rơm, rạ đang bủa vây Thủ đô. Ảnh: Kinh tế đô thị.

Theo nhận định các chuyên gia, nguyên nhân khiến chất lượng không khí Hà Nội xấu trong những ngày qua là do việc người dân đốt rơm, rạ, đốt rơm rạ sẽ phát thải các chất khí bụi CO2, CO, NOx vào môi trường, khiến nồng độ bụi PM2.5 có xu hướng tăng cao đột biến vào thời điểm chiều tối tới đêm khuya.

Không chỉ tại Hà Nội, những ngày qua, chất lượng không khí ở vùng ven đô Hà Nội và các tỉnh lân cận lại ô nhiễm đột ngột, chẳng hạn như 19h ngày 7/6, điểm đo Xuân Ninh- Xuân Trường (Nam Định) không khí lên ngưỡng nguy hại với chỉ số đánh giá chất lượng không khí AQI lên tới 218, mức xấu (khuyến cáo tất cả mọi người nên hạn chế ở ngoài), ở Phủ Lý (Hà Nam) chỉ số AQI là 161 (chất lượng không khí kém), ở Bắc Ninh là 153 (chất lượng không khí kém).

Trao đổi với Tuổi trẻ, TS Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam - cho rằng, ngoài việc gây ra khói mù, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, việc đốt rơm rạ còn tạo ra lượng lớn bụi mịn PM2.5, trong khi bụi mịn vốn được coi là "sát thủ" trong không khí.

Theo ông Tùng, qua số liệu quan trắc, nồng độ bụi mịn PM2.5 ở Hà Nội đang có xu hướng tăng cao vào thời điểm tối muộn.

Thông thường, chất lượng không khí diễn biến xấu hơn, ô nhiễm không khí gia tăng vào các giờ cao điểm khi mật độ phương tiện giao thông hoạt động gia tăng, hoặc ở những nơi có nhiều công trình xây dựng gây ô nhiễm.

Tuy nhiên, liên tiếp những ngày gần đây, từ thời điểm 23h kéo d ài 2-3 tiếng sau đó, nồng độ bụi mịn PM2.5 ở nội thành Hà Nội có xu hướng tăng cao bất thường.

"Mấy ngày qua, tại các huyện ngoại thành của Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam... đều có hiện tượng đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa. Thời điểm đốt rơm rạ thường diễn ra lúc chập tối, vì thế qua số liệu quan trắc thấy rõ nồng độ PM2.5 tăng rất cao ở những nơi đó chỉ sau 1-2 tiếng.

Còn sau 3-4 tiếng, nồng độ bụi mịn PM2.5 ở nội thành Hà Nội tăng cao rõ rệt, bắt đầu từ khoảng 23h đêm và kéo dài 2-3 tiếng tiếp theo rồi mới hạ dần" - ông Tùng phân tích.

Được biết, để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội, Năm 2019, Sở TN&MT Hà Nội đã hướng dẫn các quận, huyện, thị xã (còn trồng lúa) xây dựng kế hoạch hạn chế đốt rơm rạ, giới thiệu các giải pháp thay thế như làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi, làm giấy, trồng nấm, làm sản phẩm thủ công...

Từ tháng 5/2019 tới nay, Sở TN&MT đã tổ chức tập huấn hướng dẫn quy trình xử lý rơm rạ và giới thiệu các công nghệ sinh học không ảnh hưởng tới môi trường cho các huyện Ứng Hòa, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ, Ba Vì, Đan Phượng. Cùng đó, đã tiến hành hỗ trợ 10% kinh phí; các quận, huyện, thị xã hỗ trợ 30% kinh phí để xử lý rơm rạ và còn lại do người dân tự chi trả nhằm xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Nhờ đó, tình trạng đốt rơm rạ năm nay đã giảm đáng kể so với các năm trước.

Tuy nhiên, theo Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái, hiện một số địa phương vẫn còn tình trạng đốt rơm rạ, rơm chưa được xử lý hiệu quả. Nguyên nhân là do nhận thức của người dân về tác hại của việc đốt rơm rạ đến đời sống, sức khỏe và môi trường còn hạn chế. Bên cạnh đó, Nhà nước chưa có các quy định, chế tài cụ thể đối với việc đốt rơm rạ; quyết tâm vào cuộc của nhiều địa phương trong xử lý triệt để tình trạng đốt rơm rạ chưa cao...

Nhật Hạ(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Đốt rơm rạ ảnh hưởng đến không khí Hà Nội như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.