Thứ ba, 23/04/2024 18:00 (GMT+7)

ĐBQH: Ở nước ta, dòng sông, bờ ruộng nào cũng thấy toàn rác

MTĐT -  Thứ năm, 18/06/2020 22:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chiều 18/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Chiều nay (18/6), thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), các đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về xử lý giảm thiểu thải khí thải tác động xấu đến môi trường; về việc kêu gọi xã hội hóa để bảo vệ môi trường và đề nghị có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành và UBND cấp tỉnh, tránh chồng chéo và đổ lỗi trong phối hợp thực hiện bảo vệ môi trường.

Các ý kiến cũng tranh luận với việc kêu gọi xã hội hóa để bảo vệ môi trường. Đồng thời đề nghị có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ và đổ lỗi trách nhiệm trong phối hợp thực hiện bảo vệ môi trường.

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu cho rằng: Đại dịch Covid-19 vừa qua cho chúng ta nhận ra rằng sự an toàn sinh mạng con người rất mong manh, sẽ có những đại dịch bất ngờ xảy ra nếu  con người không tôn trọng tự nhiên, không có ý thức bảo vệ môi trường. Theo các đại biểu việc sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường nhằm ngặn chặn các đại dịch nguy hiểm sẽ xảy ra, hoặc nếu có xảy ra thì có cơ sở pháp lý để giải quyết, xử lý và ứng phó với các đại dịch đó.

Theo báo Giao thông, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (đoàn Ninh Thuận) đề nghị: Cần nghiên cứu bổ sung quy định về nguyên tắc đối với việc xử lý giảm thiểu khí thải tác động xấu đến môi trường để thuận lợi trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, tránh tình trạng người dân phản ánh là ô nhiễm "không hít thở nổi, sống không nổi".

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre)

Theo VTCNews, góp ý kiến tại buổi thảo luận về Luật Bảo vệ môi trường, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho biết, ông tán thành việc thu phí theo mức độ phát thải, tuy nhiên cần nghiên cứu cơ chế giám sát, kiểm tra và thực hiện nhằm đảm bảo công bằng, chính xác.

Vị đại biểu đoàn Bến Tre nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao ý thức tự giác của người dân, xây dựng văn hóa về môi trường, tăng cường vai trò kiểm soát của trưởng thôn, trưởng bản, trưởng xóm, khu phố, khu dân cư, làng nghề để thực hiện nghiêm và hiệu quả quy định này.

"Chúng ta ra nước ngoài cũng biết, tại sao người ta giữ môi trường đẹp đẽ như thế, dòng sông không có một chút rác, ở đường không có một bao rác nào. Nhưng ở nước ta, đi bất kỳ dòng sông nào, kênh nào, ngòi nào, mương máng nào, bờ ruộng nào cũng thấy toàn rác. Đêm thì bà con đổ rác ra ngoài đó, ném xác súc vật thối, các cơ sở làng nghề tháo chất thải ra mà không kiểm soát được", ông nói.

Ông Nhưỡng cho rằng, điều quan trọng nhất là xây dựng văn hóa, đạo đức về môi trường. Con người phải biết quý trọng môi trường, bảo vệ chính bản thân, gia đình, nòi giống và đất nước mình. "Nếu chúng ta không làm được điều này thì cho dù có 1 hay 10 bộ luật môi trường thì môi trường ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm", ông nói.

Còn về việc tích hợp 7 giấy phép về môi trường trong một, theo VOV, ông Nhưỡng cho biết, đây là chính sách mang tính cách mạng, tuy nhiên đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chủ trì phối hợp các bộ ngành đánh giá nội dung thực hiện cấp 1 giấy phép duy nhất bảo đảm kiểm tra, đánh giá, xử lý, tạo pháp lý cho thanh tra, kiểm tra sau này.

Đại biểu để nghị chú ý vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở đô thị. Vì theo đại biểu, đây là vấn đề chịu áp lực rất lớn và ô nhiễm trong thời gian vừa qua. Chúng ta thấy thời gian vừa qua trên địa bàn TP Hà Nội luôn luôn giữ vị trí quán quân về chỉ số tím và chỉ số đỏ về ô nhiễm môi trường.

“Tôi đề nghị cần phải quy định rõ chính sách bảo vệ môi trường các thành phố lớn khu dân cư, nhất là các khu vực thường xuyên chịu áp lực của ô nhiễm do khói bụi, trong đó cần quy định rõ tỷ lệ trồng rừng, tỷ lệ xây dựng công viên các thành phố lớn theo quy hoạch xây dựng và đề nghị bổ sung vấn đề về giải pháp xây dựng và bảo vệ môi trường không khí đô thị, nhất là khu vực thường xuyên chịu áp lực ô nhiễm”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng kiến nghị.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng kiến nghị cần có quy định rõ đất dành cho cây xanh, công viên, giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở đô thị, khu vực nông thôn và sản xuất nông nghiệp. Vì vấn đề lo ngại là sử dụng phân bón, thuôc trừ sâu làm ô nhiễm nguồn nước hiện nay. Vì nhiều nguồn nước được sử dụng làm nước sinh hoạt, nên cần có chính sách riêng về bảo vệ môi trường khu vực đầu nguồn, kiên trì sử dụng phân bón hữu cơ.

“Trả tiền theo mức độ phát thải rác, đồng ý nhưng cần nghiên cứu cơ chế kiểm tra giám sát để bảo vệ chính sách, nâng cao ý thức người dân, tăng cường kiểm soát để thực hiện nghiêm quy định này”, ông Nhưỡng nói.

Các đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, đoàn Quảng Bình; đại biểu Nguyễn Trí Tài đoàn Thừa Thiên Huế và nhiều đại biểu khác đề nghị quan tâm đầu tư nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu và đề nghị xã hội hóa trong bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, địa biểu Dương Minh Tuấn, đoàn Bà Rịa Vũng Tàu lại không đồng tình với quan điểm này và tranh luận lại: “Kêu gọi xã hội hóa có thể góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nguồn lực xã hội hóa chỉ đảm bảo cho xử lý chất thải còn một số công trình khác Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo. Chẳng hạn như việc xử lý các bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các dòng sông chảy qua nhiều địa phương, chất thải độc tồn lưu sau chiến tranh hay hoạt động quan trắc, khảo sát chất lượng môi trường cho nhân dân… chẳng hạn như thành phố Hồ Chí Minh trên thế giới một số quốc gia hàng năm chi 5 đến 10% GDP cho bảo vệ môi trường. Do đó, Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong bảo vệ môi trường hàng năm Nhà nước phải bố trí chi ngân sách nguồn đầu tư vào nguồn vốn sự nghiệp”.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết ĐBQH: Ở nước ta, dòng sông, bờ ruộng nào cũng thấy toàn rác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Động đất có độ lớn 3,7 tại Kon Plông
Động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay. Khu vực này ghi nhận trận động đất có độ lớn cao nhất trong nhiều năm trở lại đây là 4,7, xảy ra vào chiều 23-8-2022.

Tin mới