Thứ ba, 23/04/2024 15:59 (GMT+7)

Nghệ An: Nguồn xử lý chất thải KCN, CCN chưa được xử lý riêng biệt

LÊ THÀNH -  Thứ tư, 06/03/2019 15:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo thống kê của UBND tỉnh Nghệ An thì ngoài vấn đề hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung chưa được quan tâm xứng tầm, rác thải tại các KCN, CNN đang tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Theo đó, nhiều doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng nguồn thải vẫn chưa được đấu nối, xử lý tập trung. Có 12/20 Khu Công nghiệp (KCN) chưa xây dựng hoàn thiện được khu xử lý chất thải cho các nhà máy…

Tình trạng “tắc” các nguồn xử lý chất thải diễn ra tại các KCN trên địa bàn Nghệ An khiến vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên nóng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để xử lý triệt để tình trạng này, các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An vẫn đang loay hoay tìm giải pháp. Còn phía người dân thì hàng ngày đang phải sống trong lo sợ dịch bệnh sẽ ập đến gia đình mình bất cứ lúc nào.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn Nghệ An có 10 KCN đã được phê duyệt, trong đó đã triển khai xây dựng và đi vào hoạt động 6 KCN gồm: Nam Cấm, Bắc Vinh, Hoàng Mai, Đông Hồi, Nghĩa Đàn, VSIP. Tuy nhiên, mới chỉ có 3 KCN được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đó là KCN Bắc Vinh (250m3/ngày/đêm); KCN Nam Cấm (2.500m3/ngày/đêm); KCN VSIP (6.000m3/ngày/đêm). Qua tìm hiểu thì với công suất xử lý nước thải khá khiêm tốn như vậy, nguồn thải được tập trung xử lý ở KCN nói trên vẫn chưa thể đảm bảo an toàn cho môi trường sống.

So với năm 2017 thì tỷ lệ các CCN được đầu tư hệ thống xử lý nước thải không thay đổi, mặc dù đã được UBND tỉnh giao trách nhiệm cho UBND cấp huyện thực hiện. Hiện nay cũng mới chỉ có 4/20 CCN có hệ thống tách nước thải và nước mưa; 7/20 CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 1/20 CCN đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Nhà máy chế biến đá Nam Trung tại Cụm CN xã Nghĩa Mỹ- Thị xã Thái Hòa xả thải thẳng ra môi trường làm cá chết hàng loạt.

Cũng theo thống kê của UBND tỉnh Nghệ An thì ngoài vấn đề hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung chưa được quan tâm xứng tầm, vấn đề xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp vẫn chưa được thu gom, xử lý triệt để.

Chưa kể, nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN, CCN trên địa bàn vẫn còn tình trạng xả thải lén lút ra môi trường. Nguyên nhân là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cố tình phớt lờ các chỉ đạo của cơ quan chức năng trong việc xây dựng hệ thống đấu nối, thu gom chất thải trước khi thải ra môi trường. Khi bị kiểm tra, phát hiện, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường chỉ bị xử phạt hành chính nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe khiến tình trạng này như "đánh trống bỏ dùi".

Bạn đang đọc bài viết Nghệ An: Nguồn xử lý chất thải KCN, CCN chưa được xử lý riêng biệt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Động đất có độ lớn 3,7 tại Kon Plông
Động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay. Khu vực này ghi nhận trận động đất có độ lớn cao nhất trong nhiều năm trở lại đây là 4,7, xảy ra vào chiều 23-8-2022.

Tin mới