Thứ bảy, 20/04/2024 02:55 (GMT+7)

Tây Hồ: Báo chí vào cuộc nhưng chính quyền đã thực sự vào cuộc?

Trang Triệu - Khánh An -  Thứ năm, 31/05/2018 08:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo ông Đảng (Phó Chi cục Thú y): "Việc bác sĩ người nước ngoài làm việc tại Bệnh viện thú y Asvelis nhưng không có chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam có thể không xử phạt vì đây là vi phạm lần đầu!”.

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có hàng loạt bài phản ánh về tình trạng rác thải y tế của các phòng khám thú y tuồn ra ngoài môi trường trên địa bàn quận Tây Hồ, cụ thể là Phòng khám thú y Tây Hồ, Bệnh viện thú y Pet Health, Bệnh viện thú y Asvelis.

Sau rất nhiều lần trao đổi với UBND phường Yên Phụ, UBND phường Quảng An, Trạm thú y quận Tây Hồ nhưng vẫn không nhận được câu trả lời thỏa đáng và nhiều vấn đề tồn tại vẫn chưa thể giải quyết được.

Để làm rõ thông tin, ngày 30/5, PV đã có cuộc trao đổi với Chi cục Thú y Hà Nội, buổi làm việc gồm có ông Nguyễn Đình Đảng (Phó Chi cục Thú y Hà Nội) và ông Nguyễn Văn Quang (Trưởng phòng kiểm dịch Chi cục Thú y Hà Nội). 

Ngày 30/5, PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Đảng (Phó Chi cục Thú y Hà Nội) và ông Nguyễn Văn Quang (Trưởng phòng kiểm dịch Chi cục Thú y Hà Nội).

Trao đổi với PV về một số vấn đề vi phạm của các cơ sở thú y trên, ông Đảng cho biết: “Thứ nhất, về vấn đề bác sĩ người nước ngoài muốn làm việc ở các cơ sở thú y tại Việt Nam đã được quy đinh cụ thể trong Luật thú y, trong đó yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam.

Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến này chỉ có 3 bác sĩ người nước ngoài có chứng chỉ hành nghề thú y tại Việt Nam do Chi cục Thú y Hà Nội cấp. Trường hợp Bệnh viện thú y Asvelis có bác sĩ Pauline Vanbelle người Pháp như Môi trường và Đô thị Việt Nam đưa tin thì chưa hề có chứng chỉ hành nghề thú y tại Việt Nam.

Và bắt buộc nếu chưa có chứng chỉ thì sẽ không được hoạt động, và theo như tôi tìm hiểu, sau khi báo chí phản ánh thì bác sĩ Pauline Vanbelle mới đang tiến hành làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề rồi”. 

 "Việc bác sĩ người nước ngoài làm việc tại Bệnh viện thú y Asvelis nhưng không có chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam có thể không xử phạt vì đây là vi phạm lần đầu!”, ông Phó Chi cục Thú y Hà Nội cho hay.

Có bác sĩ người nước ngoài làm việc tại cơ sở mà chưa có chứng chỉ hành nghề nhưng chính quyền lại không biết, đây là do bên phía cơ quan chức năng không phát hiện ra nên cơ sở không bị xử lý.

Đây chính là vấn đề quản lý của chúng tôi còn thiếu sót, chưa đi kiểm tra thường xuyên, nên không phát hiện, quản lý chưa tốt nên chưa phát hiện và xử lý kịp thời”, ông Đảng nói thêm.

Mặc dù đến bây giờ cơ sở này mới đang tiến hành làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ người nước ngoài, thế nhưng cô bác sĩ thú y người Pháp Pauline Vanbelle đã làm việc cho Bệnh viện thú y Asvelis từ trước đó và chính quyền cũng không hề hay biết.

PV có đặt ra câu hỏi rằng, liệu Bệnh viện thú y Asvelis có bị xử phạt hành chính đối với việc có bác sĩ người nước ngoài làm việc tại cơ sở nhưng không có chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam hay không? Thì ông Phó Chi cục Thú y Hà Nội cho hay: “Có thể không xử phạt vì đây là vi phạm lần đầu!”.

Như vậy, việc bác sĩ người nước ngoài đã làm việc tại Bệnh viện thú y Asvelis khi không có giấy phép đã tồn tại từ lâu, tuy nhiên đến khi báo chí vào cuộc phản ánh thì các cơ quan quản lý mới hay biết và có thể cơ sở này sẽ không bị xử phạt vì “vi phạm lần đâu”. Có hay không các cơ quan chức năng chỉ đi kiểm tra trên giấy tờ và ưu ái đối với Bệnh viện thú y Asvelis này nên mới để tình trạng bác sĩ nước ngoài không có chứng chỉ hoạt động diễn ra lâu như vậy nhưng chính quyền lại không biết. Có lẽ, nếu không có phản ánh của báo chí thì bác sĩ người nước ngoài này vẫn ngang nhiên hoạt động và mặc kệ quy định của pháp luật Việt Nam.

Còn về phía biển quảng cáo của các cơ sở thú y này đề biển hiệu sai quy định, ông Phó chi Cục thú y Hà Nội khẳng định rằng: “Khi mà tất cả các cơ sở được cấp giấy phép kinh doanh thì sẽ sử dụng 1 tên để đăng ký. Khi treo biển hiệu quảng cáo thì bắt buộc các cơ sở này phải treo đúng tên như trong giấy phép đăng ký kinh doanh được cấp, nếu được cấp là phòng khám thì bắt buộc phải đề tên biển hiệu là phòng khám.

Còn trong giấy phép được cấp là phòng khám mà lại đề tên biển hiệu là bệnh viện thì chắc chắn sai quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt. Và vấn đề vi phạm biển hiệu này thì chính quyền phải là đơn vị xử lý, vì chính quyền có chức năng quản lý chung tất cả các mảng trên địa bàn của mình, trong đó có cả thú y.

Và các nhân viên thú y khi đi kiểm tra, giám sát phát hiện ra sai phạm của các cơ sở thú y này, thì phải có trách nhiệm báo cáo lại với chính quyền để chính quyền có biện pháp xử phạt”.

Trong giấy phép được cấp là phòng khám mà lại đề tên biển hiệu là bệnh viện thì chắc chắn sai quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt.

Thế nhưng, hầu hết các cơ sở thú y trên địa bàn quận Tây Hồ đều vi phạm về biển hiệu quảng cáo, nhưng phía chính quyền quản lý vẫn “làm ngơ”, mặc kệ để cho các cơ sở này trưng biển, đề tên bệnh viện vô cùng hoành tráng, sai hoàn toàn với trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Có những cơ sở “trưng” biển hiệu vi phạm hàng 3-4 năm nhưng chính quyền phường, quận Tây Hồ vẫn “dửng dưng” không quan tâm và mặc kệ các cơ sở này hoành hành.

Rác thải y tế của phòng khám thú y Tây Hồ (95 Nghi Tàm) trộn lẫn rác thải sinh hoạt được tuồn ra ngoài môi trường.

Trao đổi thêm với PV về quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y, ông Đảng thông tin rằng, Chi cục Thú y là đơn vị trực tiếp cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y này.

Còn quy định về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y là mới được ban hành tuân thủ theo Theo Luật thú y và Thông tư 59 đã quy định cụ thể, để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thì cơ sở chỉ cần có đơn xin và bản miêu tả cơ sở, cơ sở phải có đầy đủ yêu cầu về bác sĩ thú y, nhân viên.

Sau đó Chi cục Thú y Hà Nội sẽ đi kiểm tra, thẩm định điều kiện vệ sinh của cơ sở, và theo hướng dẫn của Thông tư 59 thì quy chuẩn về đủ điều kiện vệ sinh thú y chưa có và cán bộ thẩm định hồ sơ chỉ xem xét vào quy định chung của Luật Thú y để kiểm tra mà thôi. Nếu đạt yêu cầu thì sẽ cấp cho cơ sở Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.

“Trong hướng dẫn về yêu cầu để được cấp giấy này không nêu rõ là phải có hợp đồng thu gom, xử lý rác thải y tế, nhưng vẫn có quy định về xử lý chất thải như thế nào, và chúng tôi đi kiểm tra cũng vẫn yêu cầu cơ sở phải có hợp đồng xử lý chất thải.

Tuy nhiên, chúng tôi chỉ yêu cầu và kiểm tra trên giấy tờ ghi vào biên bản chứ chúng tôi không lưu hồ sơ, vì trong hướng dẫn thì nội dung này không quy định.

“Còn về phía Phòng khám thú y Tây Hồ (95 Nghi Tàm) như báo chí phản ánh không có Hợp đồng xử lý rác thải mà vẫn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thì không phải.

Chắc chắn là tại cơ sở này đủ điều kiện và tại thời điểm kiểm tra có hợp đồng  nên chúng tôi mới cấp giấy chứng nhận, tuy nhiên về phía hồ sơ thì chúng tôi không lưu giữ mà phía cơ sở phải trực tiếp lưu.” – ông Đảng cho biết.

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là khi UBND phường Yên Phụ, Trạm thú y Tây Hồ đi kiểm tra cơ sở này ngày 3/5 và phát hiện Phòng khám thú y Tây Hồ không có Hợp đồng thu gom vận chuyển và xử lý rác thải nguy hại trước đó. Mà chỉ có duy nhất một hợp đồng ký ngày 3/5/2018 và một hợp đồng năm 2015 đã hết hạn.

Thế nhưng giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở này lại được cấp ngày 9/4/2018 (?!). Chủ cơ sở phòng khám này cho biết là hợp đồng trước đó đã bị mất! PV có lên làm việc tại phường Yên Phụ, Trạm thú y Tây Hồ, cả Chi Cục Thú y Hà Nội đều trả lời rằng không lưu giữ hồ sơ tại các cơ sở này, và các cơ sở phải là đơn vị trực tiếp lưu giữ.

Về việc chính quyền sẽ xử lý ra sao sau khi báo chí phản ánh, ông Đảng cho hay: "Đấy là báo chí phản ánh, còn phường và trạm thú y vẫn tiến hành lập đoàn kiểm tra. Nếu trường hợp cơ quan chức năng đi kiểm tra mà không có sai phạm trong thời điểm đó, vfa cơ sở không "gật đầu" thừa nhận sai phạm mà báo chí phản ánh thì không thể xử phạt được".

Như vậy có hay không trong khi thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cho Phòng khám thú y Tây Hồ này, thì Chi cục Thú y Hà Nội chỉ làm theo giấy tờ và đã “bỏ quên” không kiểm tra hợp đồng thu gom xử lý rác thải nguy hại của cơ sở này(?!). Cái "gật đầu" nhận sai của chủ cơ sở lại là "bằng chứng" có sức nặng để có thể chứng minh cơ sở sai, hay không sai, bị xử phạt hay không bị xử phạt?

Có thể nói, những quy định về khám chữa bệnh thú y vẫn chưa được các cơ sở thực hiện tốt, mặt khác cũng phải nói đến lỗ hổng trong quản lý của chính quyền, các cơ quan chức năng. Vẫn còn sự “đá bóng” trách nhiệm giữa những cơ quan quản lý với nhau. Chính vì vậy vô số những vấn đề, những vi phạm của các cơ sở khám chữa bệnh thú y này vẫn hiện hữu và chưa được xử lý rõ ràng.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!

Bạn đang đọc bài viết Tây Hồ: Báo chí vào cuộc nhưng chính quyền đã thực sự vào cuộc?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...