Thứ sáu, 26/04/2024 02:41 (GMT+7)

Rác thải y tế thời Covid-19 tại Nga có thể gây ra làn sóng lây nhiễm

MTĐT -  Thứ hai, 04/05/2020 09:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc xử lý rác thải y tế nhất là rác thải phát sinh trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh Covid-19 sẽ là gánh nặng đối với các công ty chuyên xử lý rác thải nguy hiểm.

Theo đó, ở Nga thông thường thiết bị bảo hộ đã qua sử dụng được khử trùng ngay tại bệnh viện và chỉ sau đó được chuyển đi để xử lý. Rất khó để theo dõi họ cách xử lý chất thải một cách đúng quy trình, thực tế nó không được quy định bởi pháp luật. Khẩu trang và găng tay dùng một lần cũng được vứt bỏ bên ngoài bệnh viện trong các thùng chứa với rác thải thông dụng khác. Đây sẽ là nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh và mối đe dọa của làn sóng ô nhiễm môi trường mới.

Xử lý tập trung

Tại Nga, chất thải y tế tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm được chia thành 5 loại. Loại B (phân loại theo bảng chữ cái tiếng Nga) là mối nguy hiểm dịch tễ học. Bao gồm các loại khẩu trang, quần áo bảo hộ, găng tay. Loại V bao gồm rác được hình thành trong quá trình điều trị bệnh nhân bị bệnh lây nhiễm nghiêm trọng.

Người đứng đầu một trong những công ty chuyên ngành rác thải ở Moscow, bà Inessa Barmina cho biết: "Trước đây, chúng tôi chỉ thu gom chất thải loại V từ các khoa truyền nhiễm. Nhưng bây giờ, trong bối cảnh để phòng chống đại dịch Covid-19 tất cả các bệnh viện đều rất nhiều loại chất thải này. Vào tháng 4, chúng tôi đã loại bỏ và xử lý khoảng 5 tấn rác thải loại V nhiều hơn 50 lần so với thông thường và gấp 100 lần với rác thải loại B".

Theo SanPiN, các rác thải như vậy bị nghiêm cấm thu gom cùng với rác thải thông thường. “Chất thải phải được đặt trong bao bì màu đỏ đặc biệt và được khử trùng trực tiếp trong bệnh viện”, bà Barmina giải thích.

Sau đó, tất cả những túi rác này được đưa đến các cơ sở trang bị đặc biệt và đốt cháy. Sản phẩm của quá trình đốt cháy được làm sạch theo phương pháp cơ học và hóa học. Cũng theo bà Barmina, nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên xử lý rác thải được hạn chế ở mức tối thiểu. Do đó, nhân viên làm việc với rác thải nguy hiểm được trang bị đồ bảo hộ chuyên dụng.

“Trong quá trình xử lý, những nhân viên vận hành của chúng tôi được đào tạo và tuân thủ tất cả các biện pháp an toàn. Có đủ thiết bị bảo vệ cá nhân. Các thùng chứa và máy móc có thể tái sử dụng được rửa và khử trùng hàng ngày”, bà Barmina cho biết.

Rác thải y tế trong đại dịch Covid-19 gây lo ngại làn sóng lây nhiễm mới. Ảnh: RIA.


Rác thải gia đình

Đối với rác thải từ gia đình, không phải công ty nào sẵn sàng loại vận chuyển chất thải bệnh viện cũng có khả năng tương ứng. Theo đó,

Phó chủ tịch ủy ban sinh thái doanh nghiệp Nga, bà Natalia Belyaeva chia sẻ, trong trường hợp này tốt nhất nên đặt một thùng rác chuyên dụng bên cạnh các khu dân cư. Sau đó, các nhà xử lý sẽ đến và mang rác thải đi. Tuy nhiên, theo bà Belyaeva, không rõ điều gì xảy ra sau khi rác thải y tế ở bên ngoài các cơ sở y tế.

Các chuyên gia lo ngại rằng một số sản phẩm dùng một lần (như khẩu trang) rơi vào nhóm chất thải thông thường, điều này làm tăng mối đe dọa của làn sóng thứ hai của dịch Covid-19.

Mới đây, người đứng đầu Ủy ban Duma quốc gia về bảo vệ sinh thái và môi trường Vladimir Burmatov đã gửi thư tới Bộ Y tế và Cơ quan Liên bang Giám sát việc bảo vệ người tiêu dùng và sức khỏe con người (Rospotrebnadzor) yêu cầu khử trùng khẩu trang đã qua sử dụng.

“Khẩu trang mà người bệnh dùng ở nhà hoặc trên đường phố và sau đó ném nó vào thùng rác thải thông thường không khác gì khẩu trang của người nhiễm bệnh đeo trong các cơ sở y tế. Tuy nhiên, chỉ có rác thải bệnh viện được xử lý đúng quy trình, còn rác thải thông thường trên đường phố thì không”, ông Burmatov nhấn mạnh.

Kiểm soát rác thải

Vào đầu tháng 4, Thống đốc tỉnh Moscow, ông Andrei Vorobyov đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ thiết lập một hệ thống thông tin nhà nước tập trung để thống kê, kiểm soát việc thu gom và xử lý chất thải y tế và sinh học. Chính quyền khu vực đã chuẩn bị các tải liệu để sửa đổi Luật Liên bang “Về chất thải sản xuất và tiêu thụ”.

Được biết, thực tế là trong quy định hiện hành của pháp luật không kiểm soát chất lượng xử lý chất thải nguy hại. Ngoài ra, hoạt động như vậy không được cấp giấy phép, không có quy định biểu giá, kiểm soát nhà nước chưa được thiết lập thỏa đáng. Điều này sẽ tạo ra rủi ro cao trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp.

Nga đang đứng vị trí thứ 7 trên thế giới về số ca mắc Covid-19. Ảnh: RIA


Rủi ro và hướng giải quyết

Theo chuyên gia của Hội đồng liên bang về chính sách nông nghiệp - thực phẩm và quản lý môi trường, bà Natalia Sokolova, nhiều tổ chức y tế không đủ khả năng trong việc khử trùng chất thải nguy hại. Rospotrebnadzor đã nhiều lần chỉ ra rằng hơn một nửa các tổ chức y tế không có thùng chứa rác thải phù hợp với chất thải nguy hại. Đồng thời, chỉ có một phần ba bệnh viện nông thôn và một nửa cơ sở ngoại trú được trang bị các phương tiện đặc biệt để thu gom và lưu trữ rác tạm thời.

Bà Sokolova cho biết thêm rằng, tại một số bệnh viện họ đã sử dụng các phương pháp phân loại và xử lý chất thải sinh học lỗi thời, băng gạc, ống tiêm đã qua sử dụng, họ dùng các thùng chứa giống như đối với chất thải rắn đô thị sau đó họ đã đốt chúng.

Ngoài ra, bà Sokolova cho rằng, Rospotrebnadzor biết bao nhiêu chất thải y tế đã được tạo ra và hợp đồng của chúng được ký kết với các công ty nào. Tuy nhiên, cơ quan liên bang không có quyền theo dõi số phận của các chất thải loại A, B và V.

Theo bà Sokolova, Rospotrebnadzor và các cơ quan môi trường khu vực được phép kiểm soát và giám sát cấp phép. “Tuy nhiên, họ không có dữ liệu cần thiết, họ chỉ có thể phát hiện ra các vi phạm sau khi gây hại cho sức khỏe, tính mạng của người dân và môi trường”, bà Sokolova nói. Đồng thời, bà Sokolova lưu ý, Rospotrebnadzor đã đưa ra các khuyến nghị về cách ly kiểm dịch, đặc biệt là cả cách xử lý rác.

Theo Ban điều hành về ngăn ngừa và chống dịch Covid-19 của Nga, trong vòng 24h qua Nga ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới tăng mạnh, với 10.633 trường hợp. Tính đến ngày 4/5, tại Nga đã có 134.687 trường hợp nhiễm virus SARS-Cov-2, 16.639 người đã bình phục, 1.280 người tử vong. Với số lượng người nhiễm này, Nga tiếp tục giữ vị trí thứ 7 trên thế giới, cao hơn Thổ Nhĩ kỳ và chỉ sau Pháp.

Moscow là khu vực chịu tác động lớn nhất do dịch Covid-19, ghi nhận thêm 5.948 ca nhiễm trong 24h qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 68.606. Số người tử vong tại thành phố này hiện là 729. Theo Cơ quan kiểm soát và bảo vệ tiêu dùng Nga, tại nước này đã tiến hành hơn 4,1 triệu xét nghiệm. Hiện có 215.000 người đang được theo dõi y tế do nghi ngờ nhiễm virus SARS-CoV-2.

Theo Thanh Bình (lược dịch)/Infonet

Bạn đang đọc bài viết Rác thải y tế thời Covid-19 tại Nga có thể gây ra làn sóng lây nhiễm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.