Thứ năm, 28/03/2024 21:38 (GMT+7)

Hà Nội: Phê duyệt “Đề án xử lý chất thải y tế nguy hại đến năm 2020'

MTĐT -  Thứ sáu, 19/04/2019 09:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1281/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án "Xử lý chất thải y tế nguy hại thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025".

Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng được người dân quan tâm và đầu tư hơn. Theo đó, nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được bổ sung, các bệnh viện, trạm y tế đã được xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu của người dân không chỉ trong thành phố Hà Nội mà còn các tình thành khác, kèm theo đó là vấn đề thu gom và xử lý chất thảo y tế, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại cũng cần được quan tâm nhiều hơn.

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được quan tâm, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền chưa được triển khai sâu rộng và thường xuyên, đối tượng tuyên truyền còn hạn chế.

Nhiều cơ sở chưa thực hiện tốt công tác quản lý chất thải y tế.

Tại một số cơ sở, hệ thống xử lý nước thải đã được đầu tư khá lâu và hiện đã xuống cấp, hệ thống lò đốt rác thải hoạt động không hiệu quả, kiểm soát khí thải lò đốt kém trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường thứ cấp, thiếu nguồn kinh phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải, đầu tư trang thiết bị, phương tiện thu gom, lưu giữ, vận xuyển, tiêu hủy chất thải y tế.

Ngoài ra, kinh phí chi cho công tác vận hành thường xuyên và bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải của nhiều cơ sở y tế trong hạng mục chi ngân sách thường xuyên. Một số cơ sở y tế có lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh ít, gặp khó khan trong việc ký hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại.

Vì vậy, nếu không có các giải pháp trước mắt và lâu dài để quản lý, thu gom, xử lý chất thải y tế có tính nguy hại cao, số lượng lớn, lại đang ngày càng gia tăng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, lung túng khi vấn đề môi trường xảy ra.

Để giải quyết các vấn đề môi trường có thể phát sinh trong quá trình quản lý và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND thành phố ban hành Đề án “Xử lý chất thải y tế nguy hại thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế, chính sách, đề xuất các giải pháp thực hiện và triển khai các dự án ưu tiên để tăng cường công tác quản lý và xử lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Đề án áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế dự phòng (trừ phòng khám bác sĩ gia đình; phòng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; bệnh xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức).

UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1281/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án "Xử lý chất thải y tế nguy hại thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025".

Đề án đánh giá thực trạng về tình hình phát sinh; hiện trạng phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại (rắn, lỏng) trên địa bàn thành phố; đề xuất các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm đảm bảo các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; đảm bảo kinh tế, hiệu quả và dễ quản lý theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Mục tiêu của đề án, đến năm 2020: 100% lượng chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn; 100% các bệnh viện, các trung tâm y tế quận/huyện/thị xã do Thành phố quản lý có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường; 100% các cơ sở y tế công lập khác trên địa bàn thành phố có phương án xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường.

100% các cơ sở y tế phải có hệ thống phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải y tế nguy hại theo quy định; có cơ cấu tổ chức, cán bộ chuyên trách được đào tạo và có chương trình quản lý môi trường, quản lý chất thải y tế tại cơ sở theo đúng quy định; Kiểm soát được các chất thải y tế nguy hại từ nguyên liệu, vật liệu, hóa chất, dụng cụ, thiết bị… 

Đến năm 2025: 100% chất thải y tế nguy hại (rắn, lỏng) tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1281/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án "Xử lý chất thải y tế nguy hại thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025".

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Phê duyệt “Đề án xử lý chất thải y tế nguy hại đến năm 2020'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái chú trọng bảo vệ môi trường y tế
Thực hiện xử lý chất thải, góp phần hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong các bệnh viện và tạo môi trường xanh, sạch, đẹp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, ngành y tế tỉnh Yên Bái đã chú trọng quản lý chất thải tại các cơ sở y tế.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.