Thứ bảy, 20/04/2024 12:08 (GMT+7)

Khủng hoảng rác thải nhựa: “Không nên đổ lỗi cho dân”

Hương Thơm -  Thứ ba, 17/09/2019 15:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhắc đến khủng hoảng rác thải nhựa, ông Hoàng Minh Sơn - nghiên cứu về chính sách quản lý Nhà nước khẳng định: “Không nên đổ lỗi cho dân, chuyện ý thức phải đi cùng chính sách quản lý Nhà nước".

Không ai có thể phủ nhận tiện ích của túi ni-long, sản phẩm nhựa trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, việc xử lý chất thải nhựa tại Việt Nam đang là bài toán nan giải khi việc phân loại rác chưa thực sự được coi trọng và tiến hành phổ biến.

Khi trao đổi về ý thức bảo vệ môi trường của người dân, đặc biệt trong vấn đề xử lý rác thải nhựa, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã tham vấn ý kiến của một số chuyên gia. Ông Hoàng Minh Sơn, nghiên cứu về Chính sách quản lý Nhà nước khẳng định: “Việc người dân đổ rác không phân loại gây khó khăn trong vấn đề xử lý rác, gây tốn kém trong quá trình xử lý, gây ô nhiễm môi trường do rác ngày càng ùn ứ không được xử lý kịp, thực tế đã cho thấy điều này”.

“Chuyện ý thức phải đi cùng với chính sách quản lý nhà nước”

Cơn khủng hoảng rác thải nhựa trên thế giới, khiến chúng ta nghĩ ngay đến ý thức trong việc sử dụng, phân loại rác chưa thể hiện tầm nhìn dài hạn. Xử lý rác thải tổng hợp không phân loại dẫn đến nhiều hệ lụy cho môi trường.

Ông Hoàng Minh Sơn, nghiên cứu về Chính sách quản lý Nhà nước.

Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng ngoài ý thức của người dân trong việc phân loại rác, thì việc phân loại, thu gom và tái sử dụng chất thải nhựa phải xuất phát từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức có liên quan.

“Điều đó có nghĩa là chúng ta phải ban hành luật, ban hành các quy định, tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn người dân phân loại rác ở nhà và những nơi công cộng. Ý thức của người dân là vô cùng quan trọng”.

Tuy nhiên, ngoài việc giáo dục, tuyên truyền thực hiện việc phân loại, thu gom rác thải nhựa, ông Sơn cho rằng cần phải có biện pháp nghiêm khắc hơn nếu như giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục không đem lại hiệu quả. “Chúng ta phải ban hành luật xử phạt, tiến hành xử phạt nếu người dân không phân loại trước khi đổ vào thùng rác công cộng, nếu không có biện pháp xử phạt thì nhiều bộ phận thiếu ý thức sẽ không thực hiện tốt”.

Trao đổi kĩ hơn về việc làm thế nào để tiến hành xử phạt với những trường hợp xả rác bừa bãi, đặc biệt là rác thải nhựa, ông Sơn chia sẻ rằng muốn người dân có ý thức thì cơ quan tổ chức nhà nước phải có các hướng dẫn, giáo dục và tuyên tuyền trước. Khi đến một nơi đổ rác, trước tiên nơi đó phải được đặt các thùng rác khác nhau, ví dụ như thùng rác để tái chế, thùng chứa rác để tiêu hủy… và phải có các chỉ dẫn cụ thể.

“Nếu bỏ nhầm thì có thể tiến hành xử phạt. Có camera chẳng hạn, cái đó là ở các nước văn minh đã làm rất tốt.

Khi người dân đi đổ rác, họ đã phải tự chia rác ở nhà trước khi mang đi đổ, nếu người dân đổ nhầm thì có thể tiến hành các việc xử phạt. Chi phí xử phạt chúng ta cũng phải tính toán kỹ và xử phạt một cách khoa học”, ông Sơn đưa ra các dẫn chứng cụ thể.

“Nếu người dân phân loại rác tốt ở nhà trước khi đổ ra thùng rác nơi công cộng và tự ý thức xả rác nơi công cộng theo chỉ dẫn, chúng ta sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí xử lý rác vì người dân đã tham gia vào quá trình này rồi. Đồng thời việc này sẽ giảm ô nhiễm và tận dụng được các loại rác tái chế một cách hiệu quả, tránh ùi ứ rác ở nơi bãi chứa, vì quá trình xử lý rác lâu và khó khăn sẽ tốn kém và gây ô nhiễm đến môi trường sống”.

Cần thay đổi tư duy

Về việc Việt Nam bị cả thế giới “gọi tên” khi xếp thứ 4 trong 5 quốc gia xả rác nhựa ra biển nhiều nhất, ông Hoàng Minh Sơn cho rằng: “Tư duy này cũng giống tư duy trước đây khi chúng ta cho nước thải chảy ra sông, hồ. Bây giờ chúng ta đã nhìn thấy hệ luỵ, nhiều sông, hồ tại Hà Nội ô nhiễm cực kì nghiêm trọng”.

Lo ngại đó là hoàn toàn có cơ sở khi hiện nay, ngay cả khi đưa công nghệ Nhật Bản vào xử lý, bài toán giảm thiểu ô nhiễm cho sông Tô Lịch vẫn cực kì nan giải khi có tới 280 đường cống xả thải ra sông.

Biển cũng thế, biển không phải là môi trường xử lý vô tận cho chúng ta, khi ta đổ chất thải, nước thải ra biển, không chỉ hủy hoại sinh thái, mà còn ảnh hưởng đến khai thác du lịch và chất lượng của sinh vật sống trong đó”.

Bởi tất cả những lý do đó, ông Sơn luôn nhấn mạnh rằng ý thức của người dân là rất quan trọng. Nhưng về mặt quản lý nhà nước, phải có các chính sách, tổ chức cụ thể, phải có giáo dục, tuyên tuyền, hướng dẫn và ban hành các quy định về luật pháp để xử lý nghiêm minh về phân loại, thu gom và xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa.

Để tuyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước và nêu lên thực trạng rác thải nhựa, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phát động cuộc thi viết Nói không với rác thải nhựa. Cuộc thi nhằm nâng cao ý thức người dân về việc sử dụng rác thải nhựa, nói lên ảnh hưởng của loại rác thải này đối với sự phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là môi trường. 

Thời gian tiếp nhận bài thi từ 15/8/2019 đến 15/2/2020. Ban tổ chức sẽ tiến hành chấm thi qua 2 vòng Sơ khảo và Chung khảo để chọn ra những tác phẩm đoạt giải. Dự kiến, lễ trao giải sẽ diễn ra vào 5/6/2020, đúng dịp kỷ niệm ngày Môi trường Thế giới.

Bạn đang đọc bài viết Khủng hoảng rác thải nhựa: “Không nên đổ lỗi cho dân”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ