Thứ sáu, 19/04/2024 22:32 (GMT+7)

Thu hồi cảng Công Thanh: Doanh nghiệp “cầu cứu” tỉnh Thanh Hóa

V.Chương -  Thứ ba, 04/09/2018 15:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 30/8, Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh có văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị chấp thuận đầu tư bến cảng chuyên dụng Công Thanh tại Nghi Sơn.

Phù hợp quy hoạch

Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND tỉnh Thanh Hoá, Cục Hàng hải Việt Nam cho ý kiến về sự phù hợp quy hoạch của bến cảng chuyên dụng - Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh (Nghi Sơn, Thanh Hóa). Văn bản do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công ký.

Theo đó, Bộ GTVT khẳng định theo quyết định số 2368 và  Quyết định số 1401 thì Khu bến cảng Bắc Nghi Sơn được quy hoạch là khu vực tập trung các bến chuyên dụng của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, bến chuyên dụng của nhà máy trong khu công nghiệp, tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn.  

Số tiền doanh nghiệp đầu tư vào khu bến cảng này đã lên tới gần 1.000 tỷ đồng.

Do vậy, kiến nghị của Công ty CP Nhiệt điệt Công Thanh về đầu tư bến cảng chuyên dùng phục vụ dự án Nhà máy nhiệt điện Công Thanh tại khu vực Bắc Nghi Sơn về cơ bản là phù hợp quy hoạch chi tiết cảng biển được duyệt”, văn bản của Bộ GTVT khẳng định.

Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh đầu tư nghiên cứu, đề xuất vị trí xây dựng cụ thể, quy mô, năng lực thông qua hàng hóa bến cảng, đánh giá khoảng cách an toàn theo quy định; đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng.

Đối với Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh, Bộ yêu cầu nghiên cứu đề xuất chủ trương đầu tư phù hợp với quy hoạch chi tiết cảng biển và quy hoạch của khu vực. Thống nhất với các doanh nghiệp khai thác lân cận về phương án sử dụng chung tuyến luồng như báo cáo Cục Hàng hải. Trên cơ sở đó, trình chủ trương đầu tư xây dựng bến cảng theo đúng quy định.

Bộ GTVT lưu ý, khu vực xây dựng bến cảng chuyên dụng là khu biển hở, chưa có công trình bảo vệ, bến cảng chịu tác động trực tiếp từ song, gió. Vì thế, chủ đầu tư phải cân nhắc về quy mô và tự chịu trách nhiệm, hiệu quả đầu tư.

Bộ GTVT chỉ đạo Cục Hàng hải phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của tỉnh Thanh Hóa hướng dẫn chủ đầu tư nghiên cứu, đề xuất chủ trương đầu tư bến cảng phù hợp với quy hoạch chi tiết cảng biển và khu vực.

Như vậy, rõ ràng Bộ GTVT đã khẳng định việc xây dựng cảng chuyên dụng Công Thanh hoàn toàn phù hợp với quy hoạch.

Doanh nghiệp ‘khát khao’ được xây cảng

Ngày 30/8, Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh đã có văn bản số 31 gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đề nghị chấp thuận đầu tư bến cảng chuyên dụng Công Thanh tại Nghi Sơn.

Theo đó, Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh là đơn vị được giao đầu tư cảng chuyên dụng Công Thanh và nhà máy nhiệt điện Công Thanh công suất 600 MW giai đoạn 1. Đến nay, nhà máy nhiệt điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch địa điểm và được Bộ TN&MT phê duyệt ĐTM năm 2017.

Văn bản Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh gửi UBND tỉnh Thanh Hóa.

Doanh nghiệp này khẳng định cảng chuyên dụng Công Thanh là kết cấu hạ tầng quan trọng không thể thiếu của việc vận hành và phát triển nhà máy Nhiệt điện Công Thanh, Xi măng Công Thanh.

Ngày 13/3/2018, công ty đã gửi công văn và các tài liệu liên quan đến Bộ GTVT, Cục Hàng hải để xin chấp thuận đầu tư bến cảng chuyên dụng tại khu cảng chuyên dụng Nghi Sơn.

Sau đó, ngày 22/5/2018, Cục Hàng Hải đã tổ chức họp với Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh, Công ty Xi măng Nghi Sơn, Tổng công ty Đầu tư xây dựng An Phát, Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa và một số công ty, đơn vị khác để thống nhất các nội dung liên quan đến quy hoạch mặt bằng cảng chuyên dụng cho cỡ tàu 50.000DWT đầy tải và 70.000DWT phù hợp với quy hoạch chi tiết. Ngày 28/8/2018, Cục Hàng hải có văn bản số 2565 đề xuất lên Bộ GTVT chấp thuận.

Giữa tháng 8/2018, Bộ GTVT có văn bản 9298 và khẳng định thống nhất cơ bản về đầu tư bến cảng chuyên dụng Công Thanh phù hợp với quy hoạch chi tiết cảng biển được duyệt. Bộ yêu cầu doanh nghiệp, Cục Hàng hải phối hợp với tỉnh Thanh Hóa  thống nhất cụ thể về quy mô, vị trí, lượng hang, khoảng cách an toàn và ra chủ trương đầu tư.

Theo Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh, sau khi hoàn thành, hai bến cảng chuyên dụng sẽ thông qua lượng hàng tổng cộng khoảng 6,8 triệu tấn/năm. Trong đó, hàng từ nhà máy xi măng là hơn 6 triệu tấn, nhà máy nhiệt điện 2,9 triệu tấn…

Doanh nghiệp này khẳng định, vị trí cụ thể đã trình Bộ GTVT và Cục Hàng hải chấp nhận quy hoạch. Ngoài ra, khoảng cách an toàn từ cảng chuyên dụng đến cảng dầu khí Công ty An Phát theo quy hoạch được chấp thuận (giai đoạn 1) là 1.000 m, giai đoạn 2 là hơn 610 m. “Công ty đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản chấp thuận đầu tư để Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh làm việc với Cục Hàng hải chấp thuận tuyến mép bến cảng chuyên dụng Công Thanh. Từ đó, Công ty có căn cứ để triển khai các bước tiếp theo”, văn bản gửi UBN tỉnh Thanh Hóa của Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh ghi rõ.

Doanh nghiệp đã đầu tư 1.000 tỷ đồng

Trước đó, Ban quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và Khu công nghiệp có văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thu hồi 400 m (phần mở rộng) bến cảng chuyên dụng Công Thanh.

Lý do Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn (BQL KKT) đề nghị thu hồi 400m cảng là vì đây là phần mở rộng thêm của Cảng chuyên dụng Công Thanh để phục vụ hàng hoá cho Nhà máy sản xuất phân đạm Công Thanh. Nhưng hiện Nhà sản xuất máy phân đạm Công Thanh đã bị đề xuất thu hồi. Vì thế, cảng chuyên dụng cũng không cần thiết phải mở rộng nữa.

Mặt bằng cảng chuyên dụng Công Thanh.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Công Lý, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công Thanh khẳng định tập đoàn có hai nhà máy là Xi măng Công Thanh và Nhiệt điện Công Thanh đang hoạt động với lượng hàng Clinker và than nhập về các cảng trong khu vực Nghi Sơn rất lớn. "Chúng tôi đã bỏ ra hơn 200 tỷ đồng để thuê lại các khu bến cảng trong khu Kinh tế Nghi Sơn. Tôi cũng không hiểu tại sao họ thu hẹp cảng bến của chúng tôi khi nhu cầu của tập đoàn là có thực?", ông Lý nói.

Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Công Thanh cho biết thêm số tiền doanh nghiệp đầu tư vào khu bến cảng này đã lên tới gần 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, tập đoàn đã phải bỏ tiền riêng để mua đất của người dân xung quanh xây dựng đường vào cảng, làm đường nước. Nhưng hiện nay, Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn chưa giải phóng mặt bằng xong, còn 2 hộ dân vẫn cản trở vì họ cho rằng tiền đền bù chưa thỏa đáng. Vì thế tập đoàn chưa có mặt bằng sạch để lập dự án, làm các thủ tục cấp phép xây dựng. Ông Lý khẳng khái: "BQL KKT Nghi Sơn nói thu hồi làm sao được. Thu hồi, tôi sẽ khởi kiện".

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Thu hồi cảng Công Thanh: Doanh nghiệp “cầu cứu” tỉnh Thanh Hóa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...
Đà Nẵng: Xuất hiện mùi hôi thối trong khu công nghiệp Hoà Khánh
BQL Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp TP Đà Nẵng đã đề nghị Công ty TNHH Bamboo Việt - Đà Nẵng làm việc với người dân tại khu dân cư Hoà Hiệp 4, phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu về việc xả khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...