Thứ năm, 18/04/2024 09:18 (GMT+7)

Mùi hôi 'lạ' vẫn tiếp tục hoành hành tại Đa Phước

Thành Võ - Ngọc Thạch -  Thứ bảy, 01/12/2018 09:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hơn 3 tháng kể từ khi Sở TN&MT TP.HCM tổ chức tham quan tại nhà máy của hai công ty Sài Gòn Xanh và Hòa Bình, nhưng mùi hôi “lạ" vẫn tiếp tục tiếp diễn, đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân.

Sau khi Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đưa tin về vấn đề mùi hôi “lạ” xuất hiện ở hai xã Đa Phước và Phong Phú thời gian qua, nhiều cơ quan chức năng trong đó có: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, UBND huyện Bình Chánh… đã vào cuộc để xác minh nguồn gốc cũng như phương pháp xử lý mùi hôi “lạ” này. Tuy nhiên, mới đây người dân 02 xã nêu trên vẫn tiếp tục phản ánh về việc vẫn tồn tại mùi hôi thối quanh khu vực.

Khung cảnh nhếch nhác trong nhà máy xử lý bùn hầm cầu của công ty Hòa Bình.

Ngày 27/9/2018, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã chủ trì chương trình khảo sát các nhà máy xử lý bùn thải trong khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (nhà máy của Công ty TNHH công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh và Công ty Cổ phần dịch vụ môi trường đô thị Hòa Bình). Theo đó, buổi tham quan đã ghi nhận một số khuyết điểm của hai đơn vị trên, đó là tình trạng tù đọng nước bề mặt gây mất vệ sinh và thiếu mỹ quan ở khu vực nhà máy của công ty Sài Gòn Xanh và cần đổi mới công nghệ đối với phía công ty Hòa Bình.

Sở TN&MT chủ trì chương trình khảo sát các nhà máy xử lý bùn thải trong khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước (nhà máy của Công ty TNHH công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh và Công ty Cổ phần dịch vụ môi trường đô thị Hòa Bình).

Tiếp đó, ngày 2/10/2018, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phối hợp cùng UBND huyện Bình Chánh (Phòng TN&MT), Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập, cán bộ môi trường 2 xã Phong Phú và Đa Phước cùng với đại diện người dân địa phương khảo sát 5 vị trí với kết quả ghi nhận 4 vị trí không phát sinh mùi hôi và vị trí thứ 5 tại ấp 1 xã Phong Phú (Cầu Xóm Gò) có mùi hôi thoảng qua từng cơn nhưng không liên tục (?).

Đặc biệt, trong cuộc khảo sát lần này chỉ có một đại diện người dân duy nhất đó là ông Nguyễn Thành Mỹ. Vậy những người dân còn lại hàng ngày phải chịu cảnh sống chung với mùi hôi “lạ” này đã ở đâu trong lúc đoàn kiểm tra đi khảo sát?

Trước những thông tin mà Môi trường và Đô thị Việt Nam đã thông tin đến bạn đọc, ngày 25/10/2018, UBND huyện Bình Chánh có văn bản số 2958/UBND về việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của Môi trường và Đô Thị Việt Nam về vấn đề mùi hôi “lạ” ở xã Đa Phước và xã Phong Phú. Theo đó, câu trả lời của UBND huyện Bình Chánh vẫn mang tính chất “chung chung” chứ chưa xác định cụ thể nguồn gốc, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm cũng như phương pháp xử lý mùi hôi “lạ” hiện tại.

Bể chứa bùn thải chưa qua xử lý được che chắn tạm bợ tại công ty Sài Gòn Xanh. 

Tiến hành tham quan, kiểm tra, tiếp xúc người dân là thế, nhưng mùi hôi “lạ” bị nghi xuất phát từ nhà máy của hai công ty Sài Gòn Xanh và công ty Hòa Bình thuộc khu xử lý chất thải Đa Phước vẫn tiếp tục hoành hành, mặc cho những lời “kêu cứu”, "khóc than" của người dân.

Anh T.Q.V. (người dân xã Đa Phước - gần khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước) cho biết:“Hiện tại mỗi buổi sáng và chiều tối tại khu vực nhà tôi vẫn có mùi hôi “lạ”, đó là còn chưa kể đến những xe chở bùn thải, xe chở rác liên tục nhiễu nước gây mùi hôi rất ghê gớm và đường sá vào khu vực bãi rác Đa Phước hư hại nặng gây mất an toàn cho phương tiện lưu thông qua lại”.

Hiện tại phía UBND xã Đa Phước vẫn chưa có câu trả lời cho Môi trường và Đô thị Việt Nam, cũng như toàn thể người dân hai xã Đa Phước và Phong Phú về vấn đề mùi hôi “lạ” đang gây bức xúc tại hai xã trên.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử tiếp tục thông tin sự việc trên.

Bạn đang đọc bài viết Mùi hôi 'lạ' vẫn tiếp tục hoành hành tại Đa Phước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống xử lý nước thải tại phần lớn các CCN còn nhiều tồn tại; công tác phối hợp quản lý các CCN ở một số địa phương còn nhiều yếu kém.
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Theo quy hoạch, đến năm 2030, cả nước sẽ có từ 40-50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới.

Tin mới

Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3
Tối 17-4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba - năm 2024.