Thứ tư, 24/04/2024 23:30 (GMT+7)

Hà Nội phát triển thương hiệu làng nghề gặp nhiều khó khăn

Diệp Anh -  Thứ sáu, 24/05/2019 11:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sở Công thương Hà Nội vừa có công văn số 2370/TTr-SCT về triển khai hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề. Tuy nhiên vẫn có tình trạng các địa phương không được cấp Giấy chúng nhận nhãn hiệu tập thể.

Theo đó, trong năm 2018 thành phố có 10/10 làng nghề sau khi được tham gia các lớp tập huấn kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề, các học viên đã nắm cơ bản về thương hiệu nói chung và thương hiệu làng nghề nói riêng. Nắm được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề. Rút ra được bài học kinh nghiệm về chiến lược định vị thương hiệu làng nghề, chiến lược về cạnh tranh thương hiệu làng nghề, chiến lược về quản trị phát triển thương hiệu làng nghề.

Hà Nội đã hỗ trợ kinh phí 3 tỷ đồng cho xây dựng thương hiệu làng nghề năm 2018.

Đã có 8/10 làng nghề đã đặt tên được thương hiệu làng nghề, thiết kế biểu tượng (logo) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu trên sản phẩm và bao gói (tem thiết bị và hệ thống nhãn mác trên sản phẩm). Có thiết kế dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên biển hiệu và hệ thống nhận diện ngoài trời (biển hiệu cơ sở sản xuất, kinh doanh; biển chỉ dẫn; banner dọc, ngang ...).

Có 10/10 làng nghề xây dựng được bản chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề, hướng dẫn các vấn đề đối tượng sử dụng, phạm vi sử dụng, những điều cấm, quy định về việc duy trì bảo tồn và phát triển thương hiệu làng nghề.

UBND các quận, huyện và đại diện làng nghề được hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu làng nghề cam kết tiếp tục triển khai các nội dung tiếp theo như tra cứu, xác định và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Tuy nhiên, theo Sở Công thương phần lớn các làng nghề sau khi được hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề nhưng không được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể do còn thiếu một số nội dung. Trong đó có: Xây dựng bộ Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể; Tra cứu, xác định và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên lãnh thổ Việt Nam và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Thành phố.

Ngoài ra, việc hỗ trợ các hoạt động truyền thông marketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề trên đài Truyền hình, các báo và trên các website... đòi hỏi kinh phí lớn, trong khi đó ngân sách của huyện, xã và các làng nghề còn khó khăn.

Trước đó UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 157/KH-UBND về triển khai “Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề”. TP giao Sở Công Thương tại Quyết định số 8586/QĐ-UBND ngày 8/12/2017 của UBND thành phố, với số tiền là 3 tỷ đồng.

Việc hỗ trợ sẽ dành cho các làng nghề đã được UBND Thành phố công nhận danh hiệu làng nghề có nhu cầu được hỗ trợ và được UBND quận, huyện, thị xã có văn bản đề nghị hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu từ nguồn ngân sách Thành phố.

Ngoài ra, nguồn kinh phí này sẽ phân bổ cho các làng nghề có kế hoạch và dự toán kinh phí về xây dựng thương hiệu làng nghề năm 2018. Hay hỗ trợ cho các làng nghề đã đăng ký các năm trước nhưng chưa được hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề, đồng thời phân bổ hợp lý kinh phí hỗ trợ giữa các quận, huyện, thị xã.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội phát triển thương hiệu làng nghề gặp nhiều khó khăn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành
Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.