Thứ sáu, 26/04/2024 23:32 (GMT+7)

Hồ Tây: Tình trạng ô nhiễm giảm sau 2 tháng dùng bằng công nghệ Nhật

Nguyệt Hằng -  Thứ sáu, 19/07/2019 08:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

14h ngày 18/7 chuyên gia Nhật Bản công bố kết quả sơ bộ chất lượng nước sau 1,5 tháng xử lý thí điểm tại 1 góc 1.000m2 Hồ Tây.

Dự án xử lý thí điểm 1.000m2 Hồ Tây được thực hiện tại địa điểm đối diện số nhà 161 Nguyễn Đình Thi (quận Tây Hồ, Hà Nội) từ ngày 16/5/2019 cùng thời điểm với thí điểm trên sông Tô Lịch.

Dựa theo kết quả phân tích lấy mẫu độc lập đối chứng riêng vào ngày 01/07/2019 của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tức sau 1,5 tháng xử lý (thực tế tính từ ngày 23/6/2019 sau khi quây kín tách biệt hoàn toàn với bên ngoài thì chỉ mới trải qua 01 tuần xử lý).

Đồng thời, so sánh với kết quả phân tích tại thời điểm trước khi tiến hành thí điểm ngày 14/5/2019, các thông số ô nhiễm đều giảm mạnh và đạt giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT).

Cụ thể, chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 giảm từ 23 mg/l xuống 16,2 mg/l (giảm 1,4 lần, đạt tiệm cận cột B1 quy định ≤15mg/l), nhu cầu oxy hóa học COD giảm từ 61 mg/l xuống còn 43 mg/l (giảm 1,42 lần, đạt cột B2 quy định ≤50mg/l), chất rắn lơ lửng trong nước TSS giảm từ 84 mg/l xuống còn 22 mg/l (giảm 3,8 lần, tiệm cận cột A1 quy định ≤20mg/l), hàm lượng oxy hòa tan DO đạt giá trị 8,36 mg/l (đạt cột A1 quy định ≥6mg/l).

Đặc biệt, để đánh giá một cách định lượng về nguyên lý làm ức chế, giảm lượng vi khuẩn, vi sinh vật có hại đồng thời kích hoạt làm tăng lượng vi sinh vật có lợi.

Theo kết quả phân tích của Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) , Vi khuẩn Coliform giảm từ 7300 MPN/100ml xuống còn 150 MPN/100ml (giảm 48 lần, đạt cột A1 quy định ≤2500 MPN/100ml), E.coli giảm từ 290 MPN/100ml xuống còn 4 MPN/100ml (giảm 72 lần, đạt cột A1 quy định ≤20 MPN/100ml).

Nước tại Hồ Tây có rất nhiều tảo, chuyên gia Nhật Bản đã tiến hành đo ban đêm (là lúc tảo lấy O2, nhả khí CO2) thì kết quả đo được ở bên ngoài khu vực xử lý chỉ đạt 4.77mg/l.

Trong khi đó, bên trong khu vực xử lý, hàm lượng oxy hòa tan đo được là 6.38 mg/l (Đạt cột A1-QCVN08) là điều kiện rất tốt cho các loài cá, thủy sinh phát triển tốt.

Sau 1,5 tháng xử lý nước trong khu vực đã không còn tình trạng ô nnhiễm.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cải thiện Môi trường Việt Nhật (JVE) trực tiếp kiểm tra mẫu nước thí nghiệm. Nước trong khu vực xử lý không còn mùi hôi và lớp bùn đã được đánh tan nhờ khí Nano-Bioreactor.
Theo quan sát bằng mắt thường ta thấy rõ điểm khác biệt của nước trong khu vực xử lý và khu vực không qua xử lý.

Bác Hà Xuân Lan, trú tại Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội cho biết: “Hiện tại theo quan sát bằng mắt thường khu vực quây tôn xử lý nước rất trong xanh. Nếu nước như thế này người dân chúng tôi có thể bơi được”.

Đặc biệt, công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản có 2 nguồn tạo ra oxy, khi ứng dụng vào Hồ Tây sẽ luôn đảm bảo môi trường cho cá sinh trưởng tốt, hiệu quả lâu dài trong khu kỳ 25 năm không phải xử lý gì thêm, không gây tái ô nhiễm và sẽ không còn hiện tượng cá chết hàng hoạt như đã xảy ra vào các đợt năm 2016 và một số đợt gần đây.

Bạn đang đọc bài viết Hồ Tây: Tình trạng ô nhiễm giảm sau 2 tháng dùng bằng công nghệ Nhật. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới