Thứ năm, 28/03/2024 21:02 (GMT+7)

Giải quyết đồng bộ ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy

MTĐT -  Thứ hai, 06/05/2019 15:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc giải quyết tình trạng ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy nói chung và sông Tô Lịch nói riêng, UBND Thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, triển khai nhiều giải pháp.

Theo Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội, hiện nay, nước sông Nhuệ bị ô nhiễm đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của cộng đồng trong lưu vực. Nguyên nhân chủ yếu do nước thải sinh hoạt của nhân dân ở các quận nội thành Hà Nội đổ vào sông Tô Lịch và từ đó chảy vào sông Nhuệ. Ngoài ra, sông Nhuệ còn là nơi tiếp nhận nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề chưa qua xử lý; tình trạng đổ phế thải, rác thải xuống các sông chưa được kiểm soát chặt chẽ, vẫn còn tình trạng nguồn thải của các tỉnh/thành thuộc lưu vực chưa được qua xử lý đổ vào lưu vực sông.

Tình trạng ô nhiễm kéo dài

Hiện nay, qua điều tra, trên lưu vực sông Nhuệ-Đáy có khoảng 2.521 nguồn thải, trong đó, 1.672 nguồn thải từ cơ sở sản xuất, kinh doanh; 126 nguồn thải từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp; 137 nguồn thải từ các cơ sở y tế (bệnh viện), 586 làng nghề.

Nước thải sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 83,9% toàn vùng; nước thải khu/cụm công nghiệp khoảng 4,51%; nước thải làng nghề khoảng 10,83%; nước thải y tế 0,76%.

Nước thải sinh hoạt của người dân đổ trực tiếp ra sông.

Trong điều kiện nguồn kinh phí cho công tác đầu tư, xử lý nước thải đô thị trên các lưu vực sông nói chung, sông Nhuệ-sông Đáy nói riêng còn khó khăn; cơ chế tài chính đặc thù chưa được xây dựng; việc triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật môi trường đã được các địa phương quan tâm đầu tư nhưng tiến độ còn chậm; công tác quản lý, kiểm soát các nguồn thải và giải quyết các vấn đề môi trường nước liên vùng chưa kịp thời, hiệu quả; ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp còn hạn chế; vai trò của cộng đồng chưa được phát huy mạnh mẽ. Tình trạng ô nhiễm môi trường trên sông Tô Lịch, lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy nói riêng, các lưu vực sông lớn, cửa sông ven biển nói chung đang ngày càng gia tăng.

Trước thực trạng trên, trong những năm vừa qua, để giải quyết tình trạng ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy nói chung và sông Tô Lịch nói riêng, đoạn chảy qua địa phận Hà Nội, Thành phố đã triển khai đầu tư kinh phí, kêu gọi hợp tác nhằm từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm sông và cải thiện chất lượng môi trường nguồn nước sông.

Đồng thời tăng cường tổ chức, vận động nhân dân tham gia tổng vệ sinh dọc tuyến đường bờ sông Tô Lịch và Kim Ngưu; tổ chức thu gom phế thải, nạo vét lòng sông; xử lý các trường hợp vi phạm hệ thống thoát nước đô thị, hành vi đổ trộm phế thải từ công trình xây dựng; đã hoàn thành việc kè bờ và đường dạo 2 bên sông Tô Lịch, triển khai thả 38 cụm bè thủy sinh trên sông Tô Lịch từ đoạn Hoàng Quốc Việt đến Nguyễn Trãi nhằm tạo cảnh quan và góp phần cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch.

TP Hà Nội cũng chỉ đạo xử lý ô nhiễm môi trường nước các hồ trên địa bàn Thành phố; lắp đặt máy sục khí, bè thủy sinh, nạo vét đáy hồ để tăng cường khả năng duy trì chất lượng hồ sau xử lý, tạo cảnh quan trên hồ (bao gồm hồ nội thành và ngoại thành) giao Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội thực hiện. Vận hành thường xuyên đối với 8 Nhà máy xử lý nước thải hiện có trên địa bàn Thành phố bao gồm: Yên Sở, Bắc Thăng Long - Vân Trì, Hồ Tây, Bảy Mẫu, Kim Liên, Trúc Bạch, Cầu Ngà và Nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án xử lý nước thải

TP Hà Nội cũng chỉ đạo xử lý ô nhiễm môi trường nước các hồ trên địa bàn Thành phố; lắp đặt máy sục khí, bè thủy sinh, nạo vét đáy hồ để tăng cường khả năng duy trì chất lượng hồ sau xử lý, tạo cảnh quan trên hồ (bao gồm hồ nội thành và ngoại thành) giao Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội thực hiện. Vận hành thường xuyên đối với 8 Nhà máy xử lý nước thải hiện có trên địa bàn Thành phố bao gồm: Yên Sở, Bắc Thăng Long - Vân Trì, Hồ Tây, Bảy Mẫu, Kim Liên, Trúc Bạch, Cầu Ngà và Nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng lãnh đạo một số bộ, ngành và TP.Hà Nội chính thức phát lệnh khởi công xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá - Hà Nội.

Trong đó có tập trung đầu tư xây dựng 2 Nhà máy XLNT quy mô lớn:

Thứ nhất , nhà máy Yên Xá (công suất 270.000 m3/ngày đêm) với tổng số vốn gần 19.000 tỷ đồng, thiết kế hệ thống thu gom, cống bao, hệ thống cống đấu nối (dọc hai bờ sông Tô Lịch và sông Lừ) và một phần sông Nhuệ với tổng chiều dài cống các loại khoảng 52 km, thu gom nước thải từ các quận Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông và huyện Thanh Trì với diện tích khoảng 4.874 ha, nhằm khắc phục ô nhiễm nước trên sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ. 

Thứ hai, nhà máy Phú Đô (điều chỉnh nâng công suất từ 84.000 m3/ngày đêm thành 98.000 m3/ngày đêm) nhằm cải thiện môi trường sống, hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện vệ sinh tại các khu đô thị trung tâm của sông Tô Lịch, tả ngạn sông Nhuệ và sông Lừ.

Đồng thời, tiếp tục triển khai dự án thu gom và nhà máy XLNT lưu vực S3, bổ cập nước sau xử lý cho sông Tô Lịch; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng các dự án XLNT như Nhà máy XLNT Hồ Tây (nâng công suất từ 15.500 m3/ngày đêm lên 101.000 m3/ngày đêm), các nhà máy XLNT sinh hoạt và làng nghề (Nhà máy XLNT tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức (4.000 m3/ngày đêm), hệ thống XLNT làng nghề cơ khí, kim khí xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai (1.000 m3/ngày đêm), hệ thống XLNT tập trung tại làng nghề Phùng Xá, huyện Mỹ Đức (500 m3/ngàyđêm))

Chỉ đạo, xử lý kiên quyết vi phạm pháp luật về đất đai (lấn chiếm lòng sông, hành lang sông.

Cùng với việc đầu tư các dự án xử lý nước thải, cải tạo hệ thống công trình thủy lợi, công tác thanh tra, kiểm tra đã được các cơ quan chức năng tăng cường thúc đẩy nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, dự án (cơ sở) trên địa bàn Thành phố.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, hàng năm, các cơ quan quản lý đã tiến hành thanh tra, kiểm tra trên 2.000 cơ sở và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước với tổng mức xử lý hàng năm trên 15 tỷ đồng (đặc biệt đối với việc xả nước thải vượt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường và không xin phép xả nước thải vào nguồn nước).

Năm 2018 (tính đến hết ngày 31/12/2018), số lượng cơ sở được thanh, kiểm tra là 3.010 cơ sở; xử lý vi phạm hành chính đối với 1.817 cơ sở với tổng số tiền phạt là hơn 15,8 tỷ đồng.

Việc giải quyết ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy là việc làm khó, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, ngành. Do đó, cần sự đầu tư lớn và phải được giải quyết từng bước, đồng bộ và sự ủng hộ cao của các cấp, các ngành đặc biệt là nhân dân trong lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.

Các dự án xử lý ô nhiễm môi trường khi hoàn thành sẽ góp phần cải thiện đáng kể chất lượng nguồn nước nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn thành phố.

P.V(Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Giải quyết đồng bộ ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.