Thứ sáu, 29/03/2024 00:24 (GMT+7)

Đông Anh (Hà Nội): Biến đất dự án thành nơi đổ phế thải

Thảo Phương -  Thứ tư, 10/10/2018 15:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đến nay, khoảng 2/3 diện tích của bãi đất trống rộng 7,1 ha của Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệ cao bị san lấp bởi hàng nghìn mét khối đất đá, xà bần, phế thải chất cao 2 - 3m.

Vừa qua, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nhận được phản ánh của người dân thôn Lý Nhân, xã Dục Tú về tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng, chất thải rắn trên đất dự án khiến người dân vô cùng bức xúc.

Ghi nhận thực tế của PV tại đây trong chiều ngày 24/9/2018 cho thấy, tình trạng rác thải sinh hoạt, phế liệu, phế thải, vật liệu xây dựng được đổ một cách bừa bãi, chất thành từng đống lớn, đống nhỏ.

Đất dự án bỗng biến thành nơi tập kết phế thải.

Không những thế, đêm đến, phế thải từ các cơ sở sản xuất than, sắt trong các ngõ ngách cũng được chở đến đổ. Đến nay, khoảng 2/3 diện tích của bãi đất trống rộng 7,1 ha của Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệ cao bị san lấp bởi hàng nghìn mét khối đất đá, xà bần, phế thải chất cao 2 - 3m.

Chứng kiến cảnh chất thải đổ trên đất dự án, người dân địa phương rất bức xúc. Nhiều người cho rằng, thiệt hại sẽ rất lớn khi dự án triển khai. Bởi muốn xây dựng công trình trên khu đất đó phải xúc hốt toàn bộ số đất đá, phế thải đã đổ xuống, cải tạo nền đất.

Ngày 5/10, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Văn Tĩnh – Chủ tịch xã Dục Tú, huyện Đông Anh. Ông Tĩnh cho biết: “Bãi đất trống đó thuộc đất dự án xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn của UBND TP Hà Nội. Ngày 5/4/2018, UBND xã Dục Tú đã thu hồi, cưỡng chế 14 xưởng sắt để GPMB. Tuy nhiên, do đất dự án giáp ranh 3 xã Mai Lâm, Dục Tú và Cổ Loa nên rất khó để quản lý”.

Theo tìm hiểu của PV, UBND TP Hà Nội có kế hoạch xây dựng dự án nhà máy xử lý, tái chế chất thải rắn công nghệ cao tại thôn Lý nhân, xã Dục Tú, huyện Đông Anh với tổng mức đầu tư vốn là 228,9 tỷ đồng.

Với chủ trương đầu tư dự án cho Công ty TNHH Bê tông đúc sẵn và Cơ khí Bình Dương, dự kiến dự án được xây dựng trong năm 2018, thời gian đầu tư xây dựng trong 12 tháng kể từ ngày giao đất.

Thiết nghĩ, tình trạng lén lút đổ phế thải trái phép đổ xuống khu vực này sẽ vô cùng nặng nề cho chủ đầu tư dự án. Chính quyền các cấp cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng đổ đất đá, xà bần, phế thải gây ô nhiễm môi trường, đồng thời sử dụng hiệu quả quỹ đất tại khu vực này.

Bạn đang đọc bài viết Đông Anh (Hà Nội): Biến đất dự án thành nơi đổ phế thải. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.