Thứ bảy, 20/04/2024 11:55 (GMT+7)

Dân chặn xe vào bãi rác Nam Sơn: Câu chuyện của cái Lý - cái Tình

Bùi Phương -  Thứ bảy, 06/07/2019 22:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Nếu cứ đưa Luật ra để rạch ròi mọi vấn đề thì rất thiệt thòi cho người dân. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì người dân làm như vậy là không đúng pháp luật nhưng tất cả đều có nguyên nhân".

Nỗi khổ của người dân Nam Sơn và mong muốn chính đáng

Thời gian qua, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử có tuyến bài phản ánh về việc người dân Nam Sơn dựng lều, lán chặn xe chở rác vào Khu liên hợp (KLH) xử lý rác thải Nam Sơn khiến cho việc thu gom, vận chuyển rác gặp vô vàn khó khăn trong 5 ngày vừa qua. Trong nội thành đã xuất hiện những “núi rác” ở những tuyến phố, con đường và nhiều khu dân cư khác.

Mới chỉ có 5 ngày, hình ảnh Thủ đô đã xấu đi phần nào, khó chịu bởi mùi hôi thối, ô nhiễm. Vậy mà người dân sống xung quanh Khu Liên hợp xử lý rác thải Nam Sơn phải sống chung với rác, mùi hôi thối trong những năm qua.

Các công nhân vệ sinh phải dùng bạt phủ rác lại để tránh tình trạng gây ô nhiễm.

Câu chuyện người dân Nam Sơn chặn bãi rác không còn là câu chuyện mới, bởi người dân nơi đây dần nhận ra một quy luật, việc chặn xe rác là cách hiệu quả nhất để đòi lại được quyền lợi mà đáng lẽ ra họ được nhận từ rất lâu rồi.

Được biết nguyên nhân khiến người dân tại xã Nam Sơn chặn xe rác là do các cơ quan chức năng nói về việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho dân nhưng chậm tiến độ, giải quyết đền bù không phù hợp về đất di dời khiến người dân vô cùng bức xúc.

Người dân ở quanh khu Nam Sơn người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, quanh năm gắn bó với ruộng vườn. Khi Nhà nước có chủ trương thực hiện dự án nhà máy xử lý rác thải Nam Sơn người dân đã đồng ý để xây dựng dự án. Sau bao nhiêu năm, dự án đã đi vào hoạt động, cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn bởi sự ô nhiễm từ nhà máy, các cơ quan chức năng thì loay hoay với việc đền bù và di chuyển người dân đến khu tái định cư.

Với mức tiền đền bù của UBND thành phố Hà Nội là mức đền bù đất thổ cư được đền bù là 860.000 đồng/m2, đất nông nghiệp trồng lúa nước 105.000 đồng/m2 thì cuộc sống của họ sẽ ra sao khi được chuyển tới nơi ở mới?  Khi người dân đã ủng hộ, thực hiện theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước cũng chỉ mong các cơ quan chức năng có những quyết định, chủ trương, chính sách phù hợp hướng đến người dân để ổn định cuộc sống cho người dân.

Nguyên nhân vì đâu?

Việc các cơ quan chức năng chậm giải phóng mặt bằng, thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ chưa phù hợp cho người dân cũng là nguyên nhân dẫn đến việc người dân phong tỏa bãi rác Nam Sơn. Tuy nhiên, hành động của người dân Nam Sơn chặn xe rác trong những ngày qua có đúng với quy định hay không? PV đã có cuộc trò chuyện với các chuyên gia pháp lý để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Theo luật sư Nguyễn Ngọc Hùng – Trưởng Văn phòng Luật Kết Nối: “Việc người dân chưa thỏa đáng với mức đền bù của UBND thành phố dẫn đến việc chặn xe rác ra vào KLH Nam Sơn là không nên. Vì đó là hành động làm ảnh hưởng tới cả thành phố. Lượng rác mỗi ngày từ thành phố thải ra là quá lớn, nếu không giải quyết kịp thời sẽ dẫn tới việc ùn ứ, ảnh hưởng đặc biệt đến mỹ quan của thủ đô”.

“Nếu cứ đưa Luật ra để rạch ròi mọi vấn đề thì rất thiệt thòi cho người dân. Còn đương nhiên theo quy định của pháp luật thì người dân làm như vậy là không đúng pháp luật nhưng tất cả đều có nguyên nhân”, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng chia sẻ.

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng văn phòng luật sư Kết Nối

Để đáp lại mong mỏi của người dân Nam Sơn về giải phóng mặt bằng và đền bù cho phù hợp để người dân an cư lập nghiệp, sớm ổn định cuộc sống và đảm bảo cuộc sống sau khi chuyển đến nơi ở mới cũng như yêu cầu cấp thiết đặt ra với việc giải quyết tình trạng rác thải ùn ứ của thành phố, vào lúc 19h ngày 5/7/2019, UBND thành phố Hà Nội ra công văn hỏa tốc, đề nghị sửa đổi khung giá, đền bù cho đất định cư giảm từ 4.500.000 đồng/m2 xuống 2.700.000 đồng/m2 để người dân mua được, còn trường hợp người dân có nhu cầu nhận tiền để tự lo tái định cư, UBND huyện Sóc Sơn phê duyệt mức hô trợ 1.957.508 đồng/m2 (như chính sách đã được UBND thành phố chấp thuận).

Tuy nhiên, khi đưa ra chính sách này, một bộ phận người dân vẫn chưa đồng thuận. Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng có chia sẻ: “Mong mỏi của người dân như thế và UBND thành phố Hà Nội đã có những chính sách kịp thời để giải quyết, tuy nhiên không thể đáp ứng được 100% ý kiến, nhu cầu của người dân. Bởi đòi hỏi quyền lợi là vô cùng, có những người như thế là đã đủ, tuy nhiên một bộ phận người dân bị kích động dẫn đến sự tham lam.Chúng ta chấp nhận tinh thần: Tạo điều kiện tối đa cho người dân”.

Cũng về vấn đề này, luật sư Nguyễn Thiện Hồng – Công ty Luật TNHH Hoàng Long chia sẻ: “Hành động người dân chặn xe rác ra vào bãi Nam Sơn là chưa đúng. Người dân có thể làm đơn kiến nghị lên các cấp chính quyền đề nghị để giải quyết chứ không nên căng bạt, lều để chặn xe rác như vậy gây cản trở, ảnh hưởng rối loạn giao thông, rối loạn trật tự nơi công cộng”.

Mong rằng cả chính quyền các cấp và người dân sẽ tìm được tiếng nói chung, tạo được sự đồng thuận trong việc giải quyết những vấn đề còn nan giải tại KLH xử lý rác thải Nam Sơn. Chính quyền quan tâm, tao điều kiện, đưa ra những chính sách phù hợp với lòng dân, người dân đồng lòng, ủng hộ các cấp chính quyền để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn còn vướng mắc.

Bạn đang đọc bài viết Dân chặn xe vào bãi rác Nam Sơn: Câu chuyện của cái Lý - cái Tình. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ