Thứ sáu, 26/04/2024 03:15 (GMT+7)

Cuộc chiến chống rác của các nước Đông Nam Á

MTĐT -  Thứ tư, 31/07/2019 21:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nối gót các nước Đông Nam Á khác, mới đây, Indonsia đã trả lại 7 container rác thải cho Pháp và Hongkong.

Mới đây, các quan chức hải quan trên đảo Batam gần Singapore, các container này vi phạm quy tắc nhập khẩu của Indonesia.

"Các container đã rời đi hôm 29/7 và một số quan chức đã có mặt để chứng kiến con tàu khởi hành", người đứng đầu văn phòng hải quan địa phương Susila Brata nói với AFP hôm 30/7.

Trước đó, phát ngôn viên hải quan Sumarna cho biết 5 container được trả lại cho Hong Kong và hai chiếc đã lên đường trở về Pháp.

Các nhà chức trách vẫn đang chờ giải phóng mặt bằng tại cảng để trả lại 42 thùng chất thải khác cho Mỹ, Australia và Đức.

Indonesia đã tăng cường giám sát chất thải nhập khẩu trong những tháng gần đây nhằm tránh việc trở thành bãi rác thải của các quốc gia khác.

Trong những tháng gần đây, chính quyền Jakarta đã tăng cường giám sát nhập khẩu chất thải trong một động thái khước từ trở thành bãi rác thải của các nước khác, đặc biệt là các nước giàu có.

Năm 2018, Trung Quốc quyết định ngừng nhập khẩu rác thải. Do đó các container rác thải này chuyển hướng sang các quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia và Philippines.

Tuy nhiên các quốc gia Đông Nam Á hiện đang quá tải trong khâu xử lý và tái chế rác thải nhựa, dẫn đến tình trạng rác thải gây tắc nghẽn các con sông và ô nhiễm môi trường sống. Chính phủ các nước trong khu vực buộc phải có hành động kiên quyết trả lại rác để giải quyết vấn nạn này.

Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) cho biết khoảng 300 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm. Phần lớn các sản phẩm nhựa này được thải ra các bãi chôn rác hoặc đổ xuống biển và trở thành một cuộc khủng hoảng rác thải nhựa toàn cầu.

Trước Indonesia, hàng loạt các quốc gia Đông Nam Á khác liên tục trả lại rác cho các nước phát triển.

103 container chứa rác rác thải sinh hoạt, bao gồm túi, chai nhựa, giấy báo, tã đã sử dụng chở từ Canada đến Philippines từ năm 2013 – 2014. Giới chức Philippines khẳng định một công ty tư nhân Canada khai man rằng đây là số rác thải có thể tái chế trong khi Ottawa nói rằng 2.400 tấn rác này là giao dịch thương mại tư nhân, không có sự đồng thuận của chính phủ.

Khi Canada không có dấu hiệu hợp tác, Tổng thống Duterte dọa sẽ buộc các tàu chở container rác trở về Canada và đổ một ít rác trước đại sứ quán của Canada ở Manila, đồng thời đặt ra hạn chót là ngày 15/5 cho Ottawa.

Trước sức ép từ Philippines, tới ngày 30/5, 69 container rác được chất lên một con tàu ở cảng Subic thuộc phía Tây Bắc của Manila, bắt đầu hành trình 1 tháng trở về Vancouver, Canada.

Nối gót Philippines, Malaysia cũng trả lại 450 tấn rác cho hàng loạt quốc gia.
Hồi tháng 5, Bộ trưởng Năng lượng, Công nghệ, Khoa học, Biến đổi khí hậu và Môi trường Malaysia Yeo Bee Yin cho biết, 450 tấn rác thải nhựa chứa trong 10 container sẽ được vận chuyển trở lại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Australia, Bangladesh và Arab Saudi.

"Các container chứa đầy rác thải nhựa bị ô nhiễm, không đồng nhất, chất lượng thấp và không thể tái chế. Chúng bị tịch thu khi đang được đưa tới các cơ sở xử lý không có công nghệ tái chế thân thiện với môi trường", chính quyền Malaysia cho hay.

Bà Yeo tuyên bố sẽ trừng trị các cơ sở nhập khẩu và tái chế rác thải bất hợp pháp. "Malaysia sẽ không trở thành bãi rác của thế giới. Chúng ta không thể bị các nước phát triển bắt nạt", bà nhấn mạnh, nói thêm rằng những người Malaysia tham gia nhập khẩu rác là "kẻ phản bội".

Số lượng nhựa nhập khẩu vào Malaysia đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2016, lên mức 870.000 tấn vào năm ngoái. Tình trạng này dẫn tới số nhà máy tái chế gia tăng nhanh chóng, nhưng nhiều cơ sở không có giấy phép và ít chú trọng tới các tiêu chuẩn về môi trường.

Cũng trong tháng 7 này, Giới chức Campuchia phát hiện số lượng lớn rác thải nhập khẩu ở cảng Sihanoukville và quyết định sẽ đưa chúng trở về nơi xuất phát.

Nhà chức trách Campuchia chiều 16/7 phát hiện 83 container rác, chủ yếu là rác thải nhựa nhập khẩu, tại cảng Sihanoukville, miền nam nước này. "Chính quyền đang xác định nguồn gốc của các container rác và sẽ gửi trả chúng cho các quốc gia ban đầu", phát ngôn viên Bộ Môi trường Campuchia Neth Pheaktra cho biết.

Ông Pheaktra khẳng định các công ty nhập khẩu rác vào Campuchia sẽ bị xử phạt và Bộ Môi trường sẽ cùng với các cơ quan chức năng mở cuộc điều tra kỹ lưỡng nhằm tìm ra nguồn gốc, động cơ của việc nhập khẩu số rác thải này, nhưng không nói rõ chúng được chuyển đến từ đâu.

Campuchia đang tiến hành một đợt truy quét rác thải nhập khẩu quy mô lớn, sau khi Thủ tướng Hun Sen hồi tuần trước cấm nhập khẩu bất kỳ loại rác nào vào nước này. "Không bao giờ cho phép nhập khẩu rác như vậy. Tôi nhớ trước đây từng có bên đến và đề nghị Campuchia đốt chất thải để sản xuất điện. Họ muốn nhập chất thải từ nước ngoài", ông Hun Sen nói.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Cuộc chiến chống rác của các nước Đông Nam Á. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.