Thứ bảy, 20/04/2024 08:19 (GMT+7)

Cẩm Giàng - Hải Dương: Đầu tư Nhà máy XLR là hướng đi tất yếu

P.V -  Thứ bảy, 09/03/2019 14:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nếu huyện Cẩm Giàng không có nhà máy để xử lý rác thải, nguy cơ người dân “sống trên rác và sống cạnh rác” sẽ là điều khó tránh khỏi.

Sau 8 năm nỗ lực triển khai vì mục tiêu quốc gia, huyện Cẩm Giàng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Kết quả đáng mừng đó là nhờ sự phấn đấu của chính quyền và nhân dân huyện Cẩm Giàng. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân nơi đây đang “trăn trở” là tìm kiếm một giải pháp để xử lý rác thải mang tính bền vững, phát triển lâu dài. Và làm thế nào để môi trường sống của người dân trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung luôn xanh - sạch - đẹp?

Thực tế cho thấy trên địa bàn huyện, tình trạng rác thải dân sinh được chôn lấp sơ sài không đảm bảo vệ sinh, nước rỉ rác từ các bãi chứa quá tải ngấm và chảy vào ruộng đồng, kênh rạch… đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đó là còn chưa kể đến ý thức kém của một bộ phận người dân khi vứt bỏ rác thải bừa bãi ra các bờ đê, mương nước. Trong khoảng thời gian không xa, nếu Cẩm Giàng không có nhà máy để xử lý rác thải, nguy cơ người dân “sống trên rác và sống cạnh rác” sẽ là điều khó tránh khỏi.

Vì sự phát triển chung

Trước tình hình đó, một giải pháp được UBND huyện Cẩm Giàng đưa ra thực hiện là phải xây dựng một nhà máy để xử lý rác thải. Sau khi khảo sát quỹ đất tại các xã trên địa bàn, xác định được về quỹ đất, địa bàn, khoảng cách dân cư  đến nhà máy và đi đến quyết định xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Lương Điền. UBND tỉnh Hải Dương đã chấp thuận thu hồi đất để phục vụ dự án này.

Sau 8 năm nỗ lực triển khai vì mục tiêu quốc gia, huyện Cẩm Giàng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo tìm hiểu của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, phát điện tại xã Lương Điền sử dụng công nghệ hiện đại của Cộng hòa Vương quốc Bỉ với quy mô lớn và đồng bộ. Một số ưu điểm của công nghệ này có thể kể đến như:

Thứ nhất:  Lò đốt với cấu trúc mô-đun gồm 3 giai đoạn (sấy rác, đốt sơ cấp và đốt thứ cấp);

Thứ hai: Lò hơi cũng được thiết kế để đốt cùng dầu khi nhiệt trị rác quá thấp.

Thứ ba: Sử dụng loại tua-bin ngưng hơi làm tua-bin máy phát điện;

Thứ tư: Chất thải rắn được thu gom có thể sản xuất gạch không nung…

Trao đổi về vấn đề này, ông Trịnh Ngọc Thành - Chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng, cho biết: “Sau khi được trực tiếp cùng nhiều hộ dân đi khảo sát nhà máy xử lý rác thải do Tập đoàn Waterleau - Cộng hòa Vương quốc Bỉ thực hiện chúng tôi thấy nhiều ưu điểm vượt trội của công nghệ này”.

Cần đẩy nhanh tiến độ để thực hiện dự án

Sau khi dự án nhà máy xử lý rác thải tại xã Lương Điền được UBND tỉnh Hải Dương chấp thuận, UBND huyện Cẩm Giàng đã tiến hành các bước theo quy định pháp luật hiện hành để triển khai thực hiện dự án. Quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng thực hiện thu hồi đất về cơ bản nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân, đa phần người dân đã nhận tiền đền bù sẵn sàng bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa ủng hộ dự án vì nhiều lý do khác nhau.

Sau khi tìm hiểu quan điểm trái chiều này, PV được biết: “Trong báo cáo của UBND huyện Cẩm Giàng có nói đến tình hình diễn biến phức tạp tại xã Lương Điền là do một số đối tượng cầm đầu lôi kéo người dân phản đối dự án và có hành vi đe dọa cán bộ xã, thôn và người dân ủng hộ xây dựng dự án”.

Được biết, trong báo của UBND huyện Cẩm Giàng cũng đã đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo công an tỉnh Hải Dương cùng các ban, ngành, đoàn thể vào cuộc quyết liệt, đảm bảo an ninh trật tự tại huyện Cẩm Giàng.

Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương là dự án mang tính xã hội, vì cộng đồng và vì môi trường sống chung. Nếu ai cũng phản đối dự án này thì hỏi rằng: Rác thải sinh hoạt sẽ “đi về đâu”? và tình trạng rác thải để lộ thiên, đổ khắp nơi trong làng, ngoài ngõ… biết bao giờ mới chấm dứt?

Bạn đang đọc bài viết Cẩm Giàng - Hải Dương: Đầu tư Nhà máy XLR là hướng đi tất yếu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...