Thứ bảy, 20/04/2024 11:04 (GMT+7)

Các quốc gia trên thế giới tái chế rác thải nhựa như thế nào?

MTĐT -  Thứ ba, 21/05/2019 17:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong khi cả thế giới đang loay hoay với việc xử lý rác thải nhựa thì tại một số nước như Đức, Thụy Điển, Áo đã có công nghệ xử lý rác rựa hiện đại nhất thế giới.

Na Uy – 97% chai nhựa được tái chế

Na Uy hiện là quốc gia đi đầu thế giới trong phong trào tái chế chất thải nhựa. Bằng chứng từ Infinitum, một tổ chức tái chế nhựa ở Na Uy, cho biết nước này đã tái chế được tới 97% chai nhựa.

92% trong số đó quay trở lại thành nhựa chất lượng cao và có thể tiếp tục đựng nước uống. Chỉ có chưa đến 1% là nhựa không thể tái chế, loại bắt buộc phải thải ra ngoài môi trường.

Vòng đời của một số chai nhựa ở Na Uy có thể lên tới 50 lần tái chế. Điều này biến quốc gia Bắc Âu trở thành hình mẫu của cả thế giới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Đa số các công ty và người tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi hiệu quả kinh tế và sự thuận tiện của họ bằng chi phí môi trường. Na Uy đã giải quyết vấn đề này bằng cách thu phí mua chai nhựa. Nghĩa là khi người tiêu dùng mua các loại nước uống đóng chai, họ sẽ phải trả tiền cho cả chiếc chai nhựa nữa, một khoản tương đương 3-7.000 VNĐ.

Nhưng số tiền này có thể được nhận lại, nếu người tiêu dùng mang chai nhựa dùng xong đến quét mã vạch và đổi ở một máy thu chai tự động, các cửa hàng tạp hóa hoặc trạm xăng, nơi họ sẽ nhận lại tiền mặt hoặc được tích điểm cho lần mua sắm tiếp theo.

Nhưng không chỉ có người tiêu dùng, cả chính phủ Na Uy cũng đang nhắm mục tiêu giải quyết vấn đề môi trường. Các sản phẩm nhựa ở Na Uy đang bị đánh thuế.

Để kêu gọi sự chung tay của cả ngành công nghiệp, chính phủ Na Uy sẵn sàng miễn hoàn toàn thuế này cho tất cả các doanh nghiệp, nếu tỷ lệ tái chế toàn quốc đạt trên 95%.

Trong khi nghe có vẻ là một mục tiêu viễn tưởng ở nhiều quốc gia khác, đất nước Bắc Âu lại đang đạt được con số liên tiếp 7 năm trở lại đây.

Thụy Điển – 99% rác thải được tái chế

Hơn 99% tổng lượng rác thải từ các hộ gia đình tại quốc gia này đều đã được tái chế, bằng nhiều cách khác nhau. Trong năm 1975, chỉ có khoảng 38% lượng rác thải được tái chế, nhưng đến nay con số này đã đạt đến gần 100% nhờ cuộc cách mạng tái chế rác thải trong suốt những thập kỷ vừa qua.

Là quốc gia trong nhiều năm liền đi đầu ở khâu tái chế, hiện nay Thụy Điển phải nhập khẩu rác từ các nước khác để các nhà máy tái chế nước này tiếp tục hoạt động. Kể từ năm 2011, không tới 1% các hộ gia đình Thụy Điển mang rác thải ra bãi, theo Independent.

Năm 1991, Chính phủ Thụy Điển là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đi đầu trong việc áp thuế cao đối với hoạt động sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trong khi đó phải kể đến điện năng tiêu thụ ở Thụy Điển có tới khoảng 50% là từ năng lượng tái tạo. Thậm chí, nếu trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra khi nguồn nguyên liệu rác không được nhập khẩu để cung ứng cho các nhà máy hoạt động thì Thụy Điển sẽ không hề bị tê liệt bởi họ đã có nguồn nhiên liệu sinh học sẵn sàng thay thế khó khăn trên.

Áo - Công nghệ sinh học để tái chế nhựa PET

Áo là một Quốc gia nhỏ bé đã làm được những điều to lớn trong việc xử lý chất thải. Nổi bật nhất trong hệ thống xử lý rác thải của Áo là công nghệ sinh học để tái chế nhựa PET.

Trong khi cả Thế Giới đang phải bó tay vì rác thải nhựa - giải pháp tái chế PET hiện giờ là đốt chảy hoặc nghiền nhỏ, vốn có chất lượng sau tái chế rất kém. Một công ty ở Áo đã phát triển một giải pháp công nghệ cao, sử dụng enzim một loại nấm để tái chế nhựa PET.

Dưới tác động của enzim, nhựa PET sẽ bị phân huỷ thành phân tử và sau đó có thể dễ dàng chuyển đổi lại thành nhựa chất lượng cao.

Đức – gần như đứng đầu châu Âu về tái chế nhựa

Tại Đức, vấn đề xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa có từ rất lâu và chính phủ Đức đặc biệt quan tâm. Hiện nay, Đức gần như đứng đầu châu Âu về tái chế chất nhựa. Họ dùng rất ít nhựa nguyên sinh. Đó là những chất chế từ các hạt nhựa thành phẩm của dầu mỏ và được dùng lần đầu.

Gần đây, chính phủ Đức đưa ra những thông tin và yêu cầu các siêu thị là phải cung cấp các loại túi khác thân thiện với môi trường hơn, ví dụ như túi giấy, hoặc khi khách hàng yêu cầu có túi ni-lông, họ phải trả tiền thay vì được miễn phí như trước đây. Chính điều đó giảm thiểu lượng túi ni-lông sử dụng ở các siêu thị. Người dân đã sử dụng túi dùng nhiều lần hoặc mang túi vải đi mua hàng để khỏi phải trả tiền. 

Bên cạnh đó, Đức cũng có chính sách rất tốt và đồng bộ đối với việc sử dụng vật liệu đóng gói và chai nhựa được tái chế và được sử dụng nhiều lần. Đức đưa ra chế độ khi người ta mua một đồ uống đựng trong chai nhựa thì họ phải trả thêm tiền chai nhựa để khuyến khích khách hàng sau khi sử dụng thành phẩm trong chai thì có động lực đem trả lại cho siêu thị cái chai đó để lấy lại tiền. Hiện nay Đức đang cố gắng phấn đấu là 98% số chai đựng chất lỏng bán trong các siêu thị sẽ được tái chế sử dụng. 

Mới đây, Bộ Môi trường Đức còn công bố một kế hoạch giảm rác thải nhựa bằng 5 biện pháp cụ thể: hạn chế bao bì, sử dụng bao bì thân thiện môi trường, xây dựng thêm trạm tái chế rác, ngăn chặn nhựa vào chất thải hữu cơ, giảm thải nhựa ra biển.

Bỉ - trên 80% rác thải được tái chế

Bỉ là một trong những nước có tỷ lệ tái chế, tái sử dụng rác thải đứng đầu thế giới, luôn trên 80%. Trong số 183.000 tấn chất thải thu được từ các hộ gia đình mỗi năm, 9 nhà máy tái chế của nước này xử lý khoảng 157.000 tấn nhựa, kim loại và tái chế khoảng 132.000 tấn (84%) bao bì nhựa.

Bỉ sử dụng hai quy trình quản lý rác thải Ecolizer và Sự kiện xanh để quản lý rác thải ngay tại nguồn. Ecolizer giúp các nhà sản xuất tính toán tác động của sản phẩm đối với môi trường ngay từ khi sản phẩm mới ở khâu thiết kế. Sự kiện xanh cũng là hệ thống công nghệ số tương tự. Hệ thống này cho phép các nhà tổ chức sự kiện tính toán được tác động từ những sự kiện của họ đến hệ sinh thái, ví dụ như lượng rác thải mà sự kiện đó sẽ thải ra môi trường.

Theo ước tính, hiện tại lượng rác thải nhựa trên biển vào khoảng 140 triệu tấn, mỗi năm có thêm 10 triệu tấn. Rác thải nhựa khi trôi ra đến biển có thể tồn tại hàng trăm năm. Do bị cọ xát, dưới tác động của nước biển, của tia cực tím rác, nhựa sẽ rã thành những mảnh nhỏ và có thể bị các loài hải sản ăn vào để rồi lại có mặt trong chuỗi thức ăn của con người. Do đó, ngành thủy sản và du lịch bị ảnh hưởng rất lớn bởi lượng rác thải này và phải mất rất nhiều phí tổn để khắc phục. Ví dụ, dọc bờ biển Brazil, từ Rio de Janeiro đến São Paulo mỗi năm có tới 70.000 tấn rác nhựa bị vứt xuống biển và phải huy động 9 con tàu để thu gom rác và một tàu chuyên dụng để chế biến lượng rác thải này.

Có 192 quốc gia bị ô nhiễm rác thải nhựa trên biển, trong đó một số nước châu Á như Trung quốc, Indonesia, Philippin và Việt nam nặng nề nhất.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Các quốc gia trên thế giới tái chế rác thải nhựa như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ