Thứ bảy, 20/04/2024 16:26 (GMT+7)

Việt Nam cần làm gì để thực hiện cam kết cắt giảm 9% khí nhà kính?

MTĐT -  Thứ tư, 03/10/2018 20:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việt Nam, thông qua bản cập nhật NDC, cần thể hiện cam kết và hành động vì khí hậu tham vọng hơn, để hiện thực hóa cam kết cắt giảm 9% khí nhà kính.

Ngày 3/10 tại Hà Nội, nhóm công tác biến đổi khí hậu tại Việt Nam (CCWG) phối hợp với Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (Đức) tổ chức Hội thảo quốc tế “Trước COP24: Cơ hội và thách thức trong rà soát và triển khai Đóng góp do quốc gia tự quyết định”.

Mục đích của hội thảo là thảo luận về các cam kết chống biến đổi khí hậu của Việt Nam trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và bày tỏ quan điểm, trình bày cách thức mà các tổ chức phi chính phủ (NGOs) có thể đóng góp vào quá trình hoàn thiện NDC trước khi diễn ra Hội nghị các nước thành viên Công ước Khung về biến đổi khí hậu (COP) lần 24 (gọi tắt là Hội nghị COP 24) của Liên Hợp Quốc tại Ba Lan tháng 12/2018.

Đại sứ Ba Lan tại Việt Nam Wojciech Gerwe phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Ba Lan tại Việt Nam Wojciech Gerwe đã chia sẻ những kinh nghiệm chống biến đổi khí hậu song song với phát triển kinh tế của Ba Lan – quốc gia giữ cương vị Chủ tịch COP 24. Ông nhấn mạnh: “Mục tiêu quan trọng nhất của Hội nghị COP24 là chuyển đổi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu thành những cơ chế hiện thực. Tại hội nghị sắp tới, chúng tôi mong muốn các bên tăng cường đối thoại, để có những khuyến nghị tốt hơn nhằm củng cố sự hợp tác giữa các quốc gia, tổ chức, góp phần thúc đẩy Hiệp định Paris. Là nước chủ nhà, chúng tôi cam kết sẽ thúc đẩy những cơ chế nhằm giúp đỡ các nước thành viên hướng đến tăng trưởng xanh và giảm phát thải khí nhà kính”.

Theo bà Yvonne Blos, Giám đốc Dự án Biến đổi Khí hậu, Viện Friedrich-Ebert-Stiftung tại Việt Nam, để đạt được kết quả mong đợi tại COP24 sắp tới, các nhà lãnh đạo cần phải nắm lấy thời cơ và tận dụng những thuận lợi hiện có.

“Thành công của COP24 sẽ được đánh giá dựa trên các yếu tố sau: liệu một bản quy tắc với tính ràng buộc cao có được phê chuẩn để triển khi Thỏa thuận Paris hay không? Liệu các nước có đặt ra các mục tiêu tham vọng hơn trong NDCs để giữ nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C? Và làm sao để có được cơ chế tài chính khí hậu rõ ràng nhằm đảo bảo rằng sẽ có nhiều nguồn tài chính hơn danh cho nhóm người nghèo, những người phải chịu tác động nặng nề nhất từ khủng hoảng khí hậu?”, bà nói.

Toàn cảnh hội thảo.

Trong bản dự thảo Báo cáo kỹ thuật NDC cập nhật, chính phủ Việt Nam đang cam kết cắt giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính (GHG) tới năm 2030 bằng nguồn lực trong nước so với kịch bản thông thường. Mục tiêu này được đánh giá là phù hợp dựa theo thực trạng phát triển kinh tế của Việt Nam.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu nhất trí cho rằng, Việt Nam cần thay đổi con đường phát triển để xóa đói giảm nghèo, xây dựng Quốc gia hưng thịnh mà không góp phần gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Việc giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi mô hình phát triển mà Thỏa thuận Paris khẩn thiết kêu gọi sẽ chỉ được đông đảo công chúng ủng hộ khi nó liên quan chặt chẽ với việc giảm thiểu sự bất bình đẳng kinh tế-xã hội.

Các nước công nghiệp cần phải đi đầu nhưng Việt Nam, thông qua bản cập nhật NDC, cần thể hiện những cam kết và hành động vì khí hậu tham vọng hơn và cần được thực hiện ngay nhằm đảm bảo phát triển công bằng xã hội. Quá trình rà soát và cập nhật NDC đang diễn ra là cơ hội hấp dẫn vốn đầu tư cho sự phát triển có mức phát thải thấp và sức chống chịu với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, đồng thời xây dựng được một khuôn khổ chính sách nhất quán. Hội nghị COP24, Diễn đàn các nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (CVF) tiếp theo và quá trình sửa đổi NDC đang diễn ra cho đến Quý 1/2019 chính là những cơ hội quan trọng để giúp Việt Nam thay đổi vị thế hiện nay.

Theo VOV

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam cần làm gì để thực hiện cam kết cắt giảm 9% khí nhà kính?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ