Thứ sáu, 19/04/2024 17:41 (GMT+7)

Triều cường, lũ ở hạ lưu sông Cửu Long và sông Sài Gòn lại lên

MTĐT -  Thứ sáu, 19/10/2018 15:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn Trung ương, từ ngày 18/10 mực nước tại hạ lưu sông Cửu Long và sông Sài Gòn sẽ lên lại do ảnh hưởng của triều cường.

Hiện mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục xuống, đến ngày 27/10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,4m; tại Châu Đốc ở mức 2,25m. Tuy nhiên, mực nước hạ lưu sông Cửu Long, sông Sài Gòn lại lên từ ngày 18/10 do ảnh hưởng của kỳ triều cường. Đến ngày 27/10, mực nước tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long, sông Sài Gòn lên mức BĐ2 - BĐ3 và trên BĐ3 từ 0,1 - 0,3m. Do đó, TP.HCM, Vĩnh Long, Cần Thơ cần đề phòng triều cường gây ngập lụt sâu ở các vùng trũng thấp.

Nhà cửa ở xã Vĩnh Trị (huyện Vĩnh Hưng, Long An) ngập trong nước lũ Ảnh: TTXVN

Theo thông tin trên báo SGGP, từ ngày 19 - 28/10, trong 1-2 ngày đầu không khí lạnh tăng cường lệch Đông, rãnh áp thấp có trục đi qua Nam bộ tiếp tục hoạt động, vùng nhiễu động xoáy thấp ở Nam biển Đông có xu hướng di chuyển về phía đất liền rồi suy yếu dần từ ngày 21-10. Khoảng chiều tối 22-10, áp cao lạnh lục địa được tăng cường trở lại.

Do Nam bộ nằm ở rìa phía Nam của khối không khí lạnh, chịu sự tương tác của rãnh áp thấp nên trời nhiều mây, có mưa, mưa rào; có nơi mưa vừa, mưa to. Thời tiết tại TPHCM khá xấu. Từ ngày 22 đến 28-10, sáng sớm có sương mù hoặc sương mù nhẹ, sau đó ngày nắng, chiều tối có thể mưa rào vài nơi. 

Về những giải pháp để chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Văn Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ông cho biết, Tổng cục Thủy lợi hiện đang triển khai quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó có quy hoạch lũ để phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, các vùng thượng như An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang tiếp tục rà soát, xem xét và điều chỉnh các tuyến lũ biên giới, các đường chắn lũ, cản lũ...

Vùng ngập sâu phải dành không gian cho nước, sản xuất né tránh mùa vụ, chuyển đổi sản xuất để thích ứng; kiểm tra các kênh thoát lũ, tuyến tràn lũ...Vùng giữa ảnh hưởng nhất là cần Thơ, tiếp đến là Vĩnh Long, Hậu Giang. Những khu vực này cần kiểm soát lũ triệt để bằng cách gia cố các bờ bao, bảo vệ sản xuất lúa, trái cây, nuôi trồng thủy sản; đồng thời kiểm tra các kênh trục thoát lũ; rà soát chống ngập úng cho đô thị; nghiên cứu xây dựng băng tràn thoát lũ... Hay việc cần thêm những luận cứ khoa học về việc sụt lún đất do triều cường, tác động của tổ hợp lũ - triều cường làm gia tăng ngập úng.

Ngọc Bùi T/H

Bạn đang đọc bài viết Triều cường, lũ ở hạ lưu sông Cửu Long và sông Sài Gòn lại lên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...