Thứ bảy, 20/04/2024 13:10 (GMT+7)

Tranh cãi về đề xuất dùng lu chống ngập ở TP.HCM

MTĐT -  Thứ bảy, 13/07/2019 15:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong phiên họp HĐND TP.HCM vào ngày 12/7, đại biểu Phan Thị Hồng Xuân, đã đề xuất trang bị lu cho người dân để chống ngập. Đề xuất trên đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận

Theo bà Phan Thị Hồng Xuân nói đã dùng hình ảnh cái lu chứa nước là vật dụng quen thuộc của mỗi gia đình người Việt để nói một cách dân dã về một giải pháp chống ngập mà giới chuyên gia từng đề cập. Đó là mỗi gia đình có thể sử dụng bể để chứa nước khi mưa xuống và sử dụng nguồn nước ấy phục vụ cho sinh hoạt. Tuy nhiên, đề xuất này đang nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều của dư luận.

Mỗi gia đình có thể sử dụng bể để chứa nước khi mưa xuống và sử dụng nguồn nước ấy phục vụ cho sinh hoạt. Ảnh: Internet.

Trao đổi với báo Giao thông về vấn đề này, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, việc đề xuất giải pháp trang bị lu cho người dân chứa nước để chống ngập là không hiệu quả. Theo ông Sơn, ở nhà người dân họ muốn mua lu chứa nước để tiết kiệm nước là việc của người dân. Còn ở đây là giải pháp chống ngập theo tôi không hiệu quả.

“Vấn đề quan trọng là trong quy hoạch đô thị phải có không gian dành cho nước. Ở những không gian này có thể chứa hàng triệu mét khối nước thì mới có khả năng chống ngập, chứ mỗi cái lu chứa được bao nhiêu nước đâu?”, ông Sơn đặt vấn đề.

Cũng theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, việc chống ngập cho Thành phố phải có những nghiên cứu mang tính khoa học và phải có người chịu trách nhiệm cụ thể. Việc sử dụng lu để chống ngập là một ý kiến về kinh nghiệm dân gian chứ không phải là giải pháp chống ngập nghiêm túc để áp dụng được. “Nếu nói Thành phố trang bị cho dân, tức là sử dụng ngân sách Nhà nước để trang bị lu cho dân đựng nước thì không ổn, thay vì lấy tiền đó để làm các hồ điều tiết thì tốt hơn”, ông Sơn nói.

Ngập không phải vì mưa

Cùng quan điểm trên, sáng 13/7, GS Vũ Trọng Hồng, trao đổi với Trí thức trẻ, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cựu Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cho hay, cần phải hiểu rõ nguồn nước gây ngập ở TP Hồ Chí Minh không phải chỉ ở một trận mưa mà còn liên quan đến triều cường.

"Nếu như chỉ là nước mưa hoàn toàn có thể làm hồ nước, bể nước công cộng lớn để chứa vào như Hà Nội đã dự kiến làm nhưng ở TP Hồ Chí Minh còn liên quan đến vấn đề triều cường, cụ thể, khi mưa lớn cộng với triều cường thì nước không tháo đi đâu được.

Chưa kể, không cần mưa, chỉ cần triều cường lên cũng có thể gây ngập ở TP Hồ Chí Minh. Do đó, để giải quyết vấn đề triều cường lên, nước không thoát được thì có làm đến hồ, bể chứa cũng không ổn", GS Hồng nói.

Về đề xuất cụ thể, trang bị lu hay xây dựng bể nước khoảng 1m3 cho mỗi hộ dân của PGS Xuân để chống ngập khi mưa lớn, GS Hồng cho hay, đề xuất này nếu nghe ban đầu có thể được nhưng phân tích cụ thể sẽ thấy không khả thi.

Ngập ở TP. HCM là do nhiều nguyên nhân, không chỉ do mưa. 

Theo ông, nếu áp dụng đề xuất này nếu không làm cẩn thận, thậm chí còn gây nguy hiểm về vấn đề môi trường.

"Khi mùa sốt xuất huyết, các cơ quan y tế luôn yêu cầu người dân phải đậy kỹ các bể chứa nước, tránh hở, vậy mà giờ lại thêm lu nước hay bể nước mưa thì chắc chắn sẽ là mầm mống cho muỗi sinh sôi, phát triển.

Chưa kể, nước này không thể giữ được lâu mà phải thường xuyên lưu thông nên khả năng gây bùng phát sốt xuất huyết là có thể xảy ra", GS Hồng nêu quan điểm.

Rất buồn khi cộng đồng mạng phản ứng tiêu cực

Trao đổi với báo chí sáng 13/7, đại biểu Phan Thị Hồng Xuân cho biết bà rất buồn khi cộng đồng mạng xã hội có phản ứng tiêu cực sau phát biểu của bà tại kỳ họp thứ 15 HĐND TP.HCM.

“Tôi sẽ không giải thích hay phản ứng lại với cộng đồng mạng. Chuyện cái lu là tôi dùng từ dân gian cho dễ hiểu, cũng vì thời gian tranh luận ngắn nên khó mà trình bày hết ý của mình”, đại biểu Xuân lý giải.

Đại biểu cho biết trong văn hóa bản địa, nhà nào cũng có cái lu để chứa nước. Trước khi đề xuất ý tưởng này, bà Xuân đã nghe tổ chức JICA tư vấn trong một cuộc họp mà bà tham dự. Lúc đó, JICA thông tin đã áp dụng thành công tại Tokyo.

“Tôi từng tới Philippines. Ở đó người dân có một cái cái xe ba bánh và đặt trên đó một cái thùng nước. Khi ngập cục bộ thì người ta sẽ cắm vòi hút nước chứa tạm vào thùng đó. Khi hết mưa, hết ngập họ lại dùng chính nước đó để rửa, tưới tiêu”, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dân tộc học - Nhân học TP.HCM cho hay.

Theo bà, do nghị trường không có thời gian nên bà chưa nói hết ý mình, từ đó báo chí đưa tin, rồi mạng xã hội phản ứng. Đại biểu này giải thích việc dùng từ dân gian cho dễ hiểu, nếu có thời gian sẽ diễn đạt rõ ràng hơn.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tranh cãi về đề xuất dùng lu chống ngập ở TP.HCM. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ