Thứ sáu, 26/04/2024 12:32 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 16/7/2020

MTĐT -  Thứ năm, 16/07/2020 10:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 16/7/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 16/7/2020.

Nhật Bản cổ súy than “sạch” để chống biến đổi khí hậu

Chính phủ Nhật Bản tuyên bố loại bỏ 90% nhà máy điện than cũ và không hiệu quả, đồng thời xây dựng các nhà máy điện than hiệu quả cao và “sạch” hơn vào năm 2030. Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Hiroshi Kajiyama cho biết năng lượng từ than đá sẽ vẫn là nguồn điện cơ bản của Nhật Bản nhưng 114 nhà máy điện phát thải CO2 cao sẽ ngừng hoạt động để giảm tổng lượng phát thải. Nhật Bản hiện có 140 nhà máy điện than. Bộ trưởng Kajiyama có kế hoạch thúc đẩy năng lượng tái tạo bằng cách rà soát các quy tắc sử dụng lưới điện. Tháng 7 này, METI sẽ họp với các chuyên gia để đưa ra những biện pháp cụ thể giảm lượng CO2 từ các nhà máy điện than không hiệu quả. Giới hạn của việc phát điện sẽ được đặt ra cho các nhà máy điện không hiệu quả với sự hợp tác của các nhà cung cấp điện – theo BVR&MT.

Tháng 12/2019, Liên hợp quốc kêu gọi các thành viên ngừng xây dựng nhà máy điện than mới sau năm 2020. Nhưng Bộ trưởng Kajiyama cho biết Nhật Bản sẽ không đặt mục tiêu việc loại bỏ hoàn toàn năng lượng than như ở các nước châu Âu. Đầu tháng 7, Bộ trưởng METI phát biểu rằng điều cần thiết là sử dụng hợp lý nhất tổng hòa các nguồn năng lượng do Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên. Nhật Bản phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ nước ngoài để cung cấp điện nhưng tỷ lệ than, dầu, khí tự nhiên và năng lượng hạt nhân đã thay đổi đáng kể sau khi trận động đất và sóng thần Sendai năm 2011 gây nóng chảy lõi 3 lò phản ứng thuộc nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Trong bối cảnh năng lượng hậu thảm họa, năng lượng hạt nhân giảm mạnh từ chiếm 30% tổng hòa năng lượng của Nhật Bản xuống còn 1,7% vào năm 2012 – điều này cũng trùng khớp với kế hoạch xây dựng 22 nhà máy điện than mới. Tính đến năm tài chính 2018, than đá chiếm 32% tổng sản lượng điệnNhật Bản, chỉ đứng sau khí đốt tự nhiên với mức 38%. METI đặt mục tiêu giảm điện than xuống 27% vào năm 2030 và nâng năng lượng tái tạo lên mức 22 -24%.

Động đất 4 độ richter ngoài khơi Bình Thuận

Ngày 15/7, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu) cho biết, hồi 6h31 ngày 15/7, xảy ra một trận động đất 4 độ richter ngoài khơi biển Bình Thuận, cách bờ Phan Thiết khoảng 60km (tại vị trí có tọa độ 10.398 độ vĩ Bắc, 108.295 độ kinh Đông). Độ sâu chấn tiêu khoảng 10km, độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Hiện Trung tâm báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Theo các chuyên gia, thang đo động đất gồm 12 cấp độ, trong đó các cấp độ 1, 2, 3 nhỏ, con người khó nhận biết, chỉ có máy mới ghi nhận được. Từ cấp 4 trở lên, người ta có thể cảm nhận rõ bởi các chấn động.

1/3 diện tích Bangladesh ngập chìm trong biển nước do mưa lũ

Cuộc sống của hàng triệu người dân Bangladesh đang gặp vô vàn khó khăn do mưa lũ kéo dài gây ngập lụt ở khắp nơi, trong khi đất nước vẫn đang phải gồng mình chống chọi trước dịch bệnh COVID-19.

Giới chức Bangladesh cho biết, ít nhất 1,5 triệu người dân nước này đang phải chịu ảnh hưởng của đợt mưa lớn kéo dài gây ngập lụt ở khắp nơi.

Mùa mưa tại Bangladesh kéo dài từ khoảng tháng 6-9 hàng năm, có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, mưa lũ hàng năm cũng tàn phá nhiều khu vực trên toàn quốc và khiến nhiều người không may tử vong.

Mùa mưa năm nay tại Bangladesh diễn biến phức tạp hơn thường lệ, với lượng mưa được ghi nhận ở mức kỷ lục trong một thập kỷ qua.

Mưa lớn đã khiến mực nước trên hai sông Brahmaputra và Ganga dâng cao bất thường, gây ngập lụt ở nhiều địa phương.

Thanh Hóa: Người dân lao đao vì hạn hán kéo dài

Nắng nóng gay gắt kéo dài suốt hơn 1 tháng qua khiến cho tình trạng hạn hán ở Thanh Hóa đang trở nên nghiêm trọng. Nguồn nước tưới khan hiếm, cạn kiệt là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hàng nghìn hecta lúa của người dân xứ Thanh đang phải “sống leo lắt” trong cơn nắng hạn.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, trong tổng số 116.000 ha lúa dự kiến được gieo trồng vào vụ mùa năm nay thì có tới 9.000 ha lúa bị ảnh hưởng bởi đợt hạn, hơn 5.000 ha chưa thể gieo cấy do thiếu nước. Đây là tình trạng khô hạn chung, thiếu nước nghiêm trọng đang xảy ra tại khắp các huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như: Nông Cống, Như Thanh, Quảng Xương, Như Xuân, Thạch Thành, Yên Định, TP. Sầm Sơn, TX. Nghi Sơn…

Thực tế cho thấy, hàng nghìn nông dân xứ Thanh đang phải đối mặt với đợt hạn hán khốc liệt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Không giấu nổi sự lo lắng, ông Mai Văn Khải (thôn 4, xã Trung Chính, huyện Nông Cống) chia sẻ: “Gắn bó với cây lúa nước hàng chục năm qua, đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài như vậy. Gọi là “lúa nước” thế nhưng các chú nhìn xem, ruộng đất khô cằn không có lấy một giọt nước. Nếu 5-7 ngày nữa không có mưa thì cây lúa chắc chắn sẽ không sống được, chỉ mong sao sớm có mưa để chấm dứt tình trạng khô hạn này”.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 16/7/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.