Thứ sáu, 26/04/2024 02:03 (GMT+7)

Tia cực tím ở Hà Nội đang ở mức nguy hại, cần lưu ý những gì?

MTĐT -  Thứ bảy, 18/05/2019 10:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong 2 ngày 18 và 19/5 được dự báo là nắng nóng đỉnh điểm với nền nhiệt phổ biến từ 37-39oC, có nơi trên 40oC cũng với đó là tia UV tăng cao gây nguy hiểm cho da.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, trong ngày hôm nay (18/5), do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn mạnh nên nắng nóng gay gắt tiếp tục xuất hiện trên diện rộng ở Bắc Bộ và Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-39 độ, riêng khu vực Bắc Bộ và vùng núi các tỉnh Trung Bộ có nơi xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất trên 40 độ.

Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-17 giờ. Đợt nắng nóng này kéo dài đến ngày 19/5 ở các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và đến ngày 20/5 ở các tỉnh ven biển trung và Nam Trung Bộ.

Do vậy, trong 2 ngày 18-19/5, chỉ số cảnh báo tia tử ngoại (UV) có giá trị từ 7-10 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM ứng với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng trong đợt nắng nóng gay gắt này.

Tia cực tím ở Hà Nội đang ở mức nguy hại. Ảnh: Internet.

Trang World Weather Online của Anh dự báo chỉ số tia cực tím tại Hà Nội hai ngày 18-19/5 đạt mức 11.

Chỉ số tia cực tím hay chỉ số UV là phép đo tiêu chuẩn quốc tế về độ mạnh của bức xạ cực tím từ mặt trời. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chỉ số UV từ 0-2 được coi là thấp, từ 11 trở lên được coi là cực kỳ cao, nguy hiểm, nguy cơ làm da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 15 phút mà không được bảo vệ.

Chỉ số tia cực tím càng lớn thì cơ thể càng dễ bị tổn thương. Tia UV có thể gây lão hóa da, ung thư da, khởi phát và làm nặng hơn những bệnh có liên quan đến ánh sáng như lupus ban đỏ, viêm da cơ.

Tia cực tím cũng làm hại thị giác, dẫn đến đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. Ảnh hưởng của tia UV đến da và mắt được cộng dồn, tích lũy dần trong suốt cuộc đời nên cần bảo vệ tối đa từ khi còn nhỏ, tránh các bệnh khởi phát sau này.

Theo các chuyên gia, tia UV tăng cao người dân cần lưu ý:

Tránh ra ngoài trời giờ nắng gắt: Tia UV nằm trong ánh sáng mặt trời. Khi nào có ánh sáng mặt trời là đều có tia UV, từ sáng đến chiều tối, khi trời nắng gắt hay có mây, mưa. Tia UV có cường độ mạnh nhất từ 10 giờ sáng đến 14, 15 giờ chiều.

Vì vậy, không nên ra ngoài trời khi nắng gắt, đặc biệt trong khung giờ này trên.

Che chắn chống nắng cho da, mắt: Khi ra ngoài trời nắng, có thể mặc quần dài, áo dài tay, áo chống nắng.

Cần đội nón rộng vành, có chiều rộng vành trên 2,5 cm, phủ được 2/3 khuôn mặt; sử dụng dù (ô). Đeo mắt kính màu sậm, màu đen. Bịt kín khẩu trang che chắn da mặt.

Màu đen, màu sậm giúp chống nắng 90%: Sử dụng màu đen, sậm (quần áo, khẩu trang, kính râm) có tác dụng chống nắng 90%. Nên dùng khẩu trang vải dầy, dệt chéo. Khẩu trang y tế màu xanh chỉ có tác dụng cản bụi, quá mỏng, không có tác dụng chống nắng, chống tia UV.

Dùng kem chống nắng: Có thể sử dụng kem chống nắng có ký hiệu SPF tức chống tia UVB, ký hiệu dấu * hoặc + có tác dụng chống tia UVA. Chỉ số SPF càng cao, bảo vệ càng được lâu, tuy nhiên nếu quá cao sẽ gây kích ứng da.

Nhật Hạ(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tia cực tím ở Hà Nội đang ở mức nguy hại, cần lưu ý những gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.