Thứ năm, 25/04/2024 03:06 (GMT+7)

Quỹ Khí hậu xanh (GCF) viện trợ 41,796.578 triệu USD cho Việt Nam

MTĐT -  Thứ năm, 20/07/2017 14:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 1029/QĐ-TTg, phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam”, do Quỹ Khí hậu xanh (GCF) viện trợ không hoàn lại thông qua Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP).

Cơ quan chủ quản các dự án thành phần là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân (UBND) 07 tỉnh: Nam Định, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Nam và Cà Mau.

Ảnh minh họa

Mục tiêu tổng quát làtăng cường năng lực chống chịu với những tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra cho các cộng đồng dân cư ven biển dễ bị tổn thương tại Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

(1) Tăng cường khả năng chống chịu cho hạ tầng nhà ở dân sinh trước những tác động của biến đổi khí hậu, hỗ trợ ổn định cuộc sống và điều kiện an toàn cho các hộ dân tại những vùng thường xuyên bị thiên tai vùng duyên hải.

(2) Tăng tỷ lệ che phủ và cải thiện chất lượng rừng ngập mặn, làm chức năng phòng hộ chắn sóng, bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển, góp phần hấp thụ khí carbon để giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao đa dạng sinh học.

(3) Thiết lập và tăng cường ứng dụng hệ thống thông tin rủi ro thiên tai và rủi ro khí hậu để hỗ trợ quá trình ra quyết định và lập quy hoạch, kế hoạch có tính tới các rủi ro và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

Ảnh minh họa

Các hợp phần và kết quả chủ yếu của dự án

Dự án có 3 hợp phần: Hỗ trợ xây nhà chống bão, lụt; Trồng rừng ngập mặn; Thông tin và dữ liệu rủi ro thiên tai.

+ Hợp phần 1: Bổ sung những tính năng thiết kế chống chịu bão, lụt cho 4.000 nhà xây mới, tại các điểm an toàn, tương ứng với khoảng 20.000 người hưởng lợi là người nghèo và dễ bị tổn thương với thiên tai trong khoảng 100 xã.

+ Hợp phần 2: Hỗ trợ trồng bổ sung, phục hồi, nâng cao chất lượng rừng và trồng mới một phần đối với 4.000 ha rừng ngập mặn ven biển, để nâng cao chức năng phòng hộ chắn sóng, tác động của triều cường và nước biển dâng, chủ yếu ứng dụng các kinh nghiệm và kỹ thuật đã thực hiện thành công trong nước.

+ Hợp phần 3: Tăng cường khả năng tiếp cận các dữ liệu về tổn thất và thiệt hại do thiên tai và biến đổi khí hậu để sử dụng cho mục đích phát triển ở toàn bộ 28 tỉnh ven biển Việt Nam.

Thời gian và địa điểm thực hiện dự án

Địa điểm thực hiện: Hà Nội và 7 tỉnh: Nam Định, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Nam, Cà Mau. Thời gian thực hiện: từ năm 2017 đến năm 2021, kể từ khi văn kiện Dự án được phê duyệt.

Hạn mức vốn của dự án

Tổng mức đầu tư dự án là 41,796.578 triệu USD, tương đương 929.412.603.000 đồng.

Trong đó:

a) Vốn ODA viện trợ không hoàn lại: 31,123 triệu USD, bao gồm:

- Vốn ODA viện trợ không hoàn lại bằng tiền mặt: 29,723 triệu USD:

+ Vốn viện trợ không hoàn lại của GCF: 29,523 triệu USD;

+ Vốn đồng tài trợ của UNDP: 200.000 USD.

- Vốn tài trợ ghi danh (thông qua các chương trình, dự án hiện đang thực hiện) của UNDP: 1,4 triệu USD.

b) Vốn đối ứng: 10,861.578 triệu USD (tương đương 208,243 tỷ đồng), bao gồm:

- Vốn đối ứng bằng tiền mặt: 1,454.578 triệu USD tương đương 32,2 tỷ đồng:

+ Vối đối ứng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 14,5 tỷ đồng;

+ Vốn đối ứng của Bộ Xây dựng: 5,3 tỷ VNĐ;

+ Vốn đối ứng của các địa phương: 12,4 tỷ đồng: trong đó: Nam Định: 2 tỷ đồng, Thanh Hóa: 2,8 tỷ đồng, Quảng Bình: 1,6 tỷ đồng, Quảng Nam: 2 tỷ đồng, Quảng Ngãi: 2 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế: 0,8 tỷ đồng, Cà Mau: 1,2 tỷ đồng

- Vốn đối ứng ghi danh (thông qua các chương trình, dự án hiện đang thực hiện của các các cơ quan có liên quan): 9,407 triệu USD.

 M.Châu

Bạn đang đọc bài viết Quỹ Khí hậu xanh (GCF) viện trợ 41,796.578 triệu USD cho Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Động đất có độ lớn 3,7 tại Kon Plông
Động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay. Khu vực này ghi nhận trận động đất có độ lớn cao nhất trong nhiều năm trở lại đây là 4,7, xảy ra vào chiều 23-8-2022.

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành