Thứ ba, 19/03/2024 18:11 (GMT+7)

Nhiều thảm họa bắt nguồn từ biến đổi khí hậu tại Australia

MTĐT -  Thứ năm, 21/11/2019 17:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 21/11, bầu không khí tại thành phố Sydney của Australia vẫn tiếp tục chìm trong màn khói dày khi. Không những thế Sydney cũng đang đứng trước nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng nhất một thập kỷ.

Ô nhiễm không khí ở mức "nguy hiểm"

Ngày 21/11, bầu không khí tại thành phố Sydney của Australia vẫn tiếp tục chìm trong màn khói dày khi có tới 50 đám cháy rừng vẫn đang thiêu đốt khu vực bờ biển phía Đông nước này.

Với chất lượng không khí ở mức "nguy hiểm" theo thang đánh giá của Sở Môi trường bang New South Wales, giới chức y tế địa phương đã hối thúc các trường học không để học sinh hoạt động ngoài trời nhằm hạn chế nguy cơ hít phải lượng lớn khói độc hại.

Trong khi đó, nhà hát Opera House và cầu Cảng Sydney nổi tiếng bị đóng cửa trong ngày thứ hai liên tiếp.

Truyền thông địa phương cho biết ô nhiễm không khí ở mức nguy hiểm cũng đã khiến khoảng 60 người gặp các vấn đề về hô hấp, phải vào bệnh viện điều trị.

Một hồ chứa nước ở Australia. (Nguồn: Getty Images)

Giới chuyên môn cho rằng biến đổi khí hậu khiến cho nhiệt độ tăng cao đã gây ra tình trạng khí hậu cực đoan khô nóng, gió to, hạn hán... dẫn đến tình trạng cháy rừng nghiêm trọng tại quốc gia này.

Hiện tại, chính quyền của Thủ tướng Morrison đang đối mặt với những lời kêu gọi cắt giảm khí thải và nhanh chóng chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.

Tình hình cháy rừng tại Australia vẫn diễn biến phức tạp. Các vụ cháy rừng trên xảy ra trong điều kiện thời tiết tiếp tục khô nóng.

Nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng nhất một thập kỷ

Cũng trong ngày 21/11, chính quyền bang New South Wales, Australia thông báo áp dụng mức hạn chế sử dụng nước sinh hoạt mới trong bối cảnh tình trạng hạn hán nhiều khả năng sẽ khiến thành phố Sydney đối mặt với nguy cơ thiếu nước nhất trong 10 năm qua.

Các chính sách hạn chế sử dụng nước cấp hai sẽ được chính quyền bang New South Wales bắt đầu áp dụng từ ngày 10/12 tại các khu vực Greater Sydney, Blue Mountains và Illawarra.

Trước đó, chính quyền bang New South Wales đã phải đưa ra mức hạn chế cấp một vào tháng 6/2019 và lần gần nhất thành phố Sydney phải đối mặt với mức hạn chế cấp hai là trong đợt hạn hán 2001-2009.

Theo Thủ hiến bang New South Wales Gladys Berejiklian, các biện pháp hạn chế sử dụng nước sinh hoạt sẽ có hiệu lực khi mực nước tại các đập cung cấp nước xuống mức 45%. Hiện mực nước tại một số đập nước lưu vực Greater Sydney chỉ ở mức 46,2%.

Bà Berejiklian cho biết thông thường các mức hạn chế nước cấp hai sẽ được áp dụng khi mực nước xuống 40%, nhưng hiện tại do mực nước giảm nhanh ở đa số các đập nước khiến chính quyền bang New South Wales phải ban hành hạn chế sớm hơn quy định.

Thành phố Sydney đang trải qua một trong những đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong lịch sử và bên cạnh các hạn chế được đưa ra, các mức phạt tiền là 220 AUD (gần 150 USD) đối với các cá nhân và 550 AUD (375 USD) đối với các doanh nghiệp vi phạm sẽ được áp dụng cho đến khi các hạn chế được dỡ bỏ.

 Theo CNN, BBC, ABC

Bạn đang đọc bài viết Nhiều thảm họa bắt nguồn từ biến đổi khí hậu tại Australia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát khống chế bệnh dại
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực để kiểm soát khống chế bệnh dại trên địa bàn, đặc biệt việc thành lập tổ xử lý chó thả rông, chó chưa tiêm phòng vắc xin, xử lý chủ nuôi nếu cố tình không chấp hành các qu
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.