Thứ năm, 25/04/2024 11:35 (GMT+7)

Nam Cực lần đầu tiên ghi nhận nhiệt độ cao nhất trong lịch sử

MTĐT -  Thứ sáu, 14/02/2020 11:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mới đây, theo như thông tin được đăng tải trên tạp chí Reuters, nhiệt độ ở Nam Cực đang ở mức cao kỷ lục từ trước đến nay.

Cụ thể, nhiệt độ đo được tại trạm Esperanza đã lên tới 18,3 độ C, phá vỡ kỷ lục từng được ghi nhận vào năm 2015 là 17,5 độ C.

Các nhà khoa học, những người thu thập dữ liệu từ các trạm giám sát từ xa cứ sau ba ngày, mô tả kỷ lục mới này là "đáng kinh ngạc và bất thường".

Các nhà khoa học thuộc chương trình Nam Cực của Brazil cho biết điều này dường như bị ảnh hưởng bởi sự dịch chuyển của dòng hải lưu và sự kiện El Niño.

Nhiệt độ cao tại Châu Nam Cực khiến cho băng tan chảy

Trong khi nhiệt độ ở miền Đông và miền Trung Nam Cực tương đối ổn định, có những lo ngại ngày càng tăng về phía tây Nam Cực, nơi các đại dương nóng lên đang tàn phá sông băng Thwaites và Đảo Thông khổng lồ.

Bán đảo Nam Cực - vùng đất vươn dài nhất về phía Argentina - bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Carlos Schaefer, thành viên dự án Terrantar của chính phủ Brazil, theo dõi tác động của biến đổi khí hậu đối với băng vĩnh cửu và sinh học tại 23 địa điểm ở Nam Cực, cho biết dữ liệu giám sát từ các khu vực này có thể chỉ ra những gì đang diễn ra cho các phần khác của khu vực.

"Điều quan trọng là phải có các khu vực trọng điểm như Nam Shetlands và bán đảo Nam Cực bởi vì chúng có thể lường trước những diễn biến sẽ xảy ra trong tương lai, tương lai gần", ông nói.

Theo như tính toán của tạp chí Time, nếu như tất cả băng ở châu Nam Cực đều tan hết, mực nước biển sẽ dâng cao lên thêm 73m - gần như đủ sức nhấn chìm một phần rất lớn diện tích các lục địa. Các thành phố lớn như New York, Los Angeles, Seattle, Sydney, Shanghai, Hong Kong, Mumbai, hay Amsterdam đều sẽ bị nhấn chìm.

Tuy nhiên, việc châu Nam Cực ấm dần lên cũng kéo theo một lượng lớn khách du lịch đến đây. Theo thống kê, trong mùa du lịch 2018 - 2019, có khoảng 56,000 vị khách du lịch đã đến đây, tăng gần gấp rưỡi so với những năm trước.

Theo các nhà khoa học của Cơ quan Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), tháng 1/2020 là tháng 1 nóng nhất trong suốt 141 năm ghi nhận nhiệt độ trên toàn cầu.

Nhiệt độ bề mặt đất liền và đại dương toàn cầu trong tháng 1 vừa qua đã tăng 1,14 độ C so với nhiệt độ trung bình của tháng 1 trong thế kỷ 20, vượt qua mức nhiệt kỷ lục trước đó được ghi nhận vào tháng 1/2016.

NOAA nhấn mạnh đây cũng là mức tăng nhiệt độ lớn nhất mà không chịu tác động của hiện tượng El Nino tại Thái Bình Dương.

Phần lớn nước Nga, nhiều khu vực của vùng Bắc Âu và miền Đông Canada đã ghi nhận mức nhiệt cao hơn 9 độ C so với mức nhiệt trung bình hoặc thậm chí cao hơn thế.

Các nhà khoa học cho rằng việc tháng 1/2020 là tháng 1 nóng nhất trong lịch sử mà không chịu tác động của El Nino là bằng chứng rõ ràng về sự ấm lên toàn cầu.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Nam Cực lần đầu tiên ghi nhận nhiệt độ cao nhất trong lịch sử. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành