Thứ năm, 25/04/2024 16:29 (GMT+7)

Miền Bắc tiếp tục nồm, ẩm đến bao giờ?

MTĐT -  Thứ hai, 26/02/2018 11:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những ngày gần đây, thời tiết tại các tỉnh miền Bắc lại bắt đầu xuất hiện hiện tượng nồm ẩm khiến cuộc sống nhiều người bị đảo lộn. Bao giờ sẽ kết thúc hiện tượng thời tiết khó chịu này?

Đây là đợt nồm ẩm đầu tiên trong năm 2018 tại miền Bắc và thời tiết chủ yếu có mưa phùn, mưa nhỏ kèm theo sương mù xuất hiện dày vào đêm và sáng sớm.

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, đây mới chỉ là giai đoạn bắt đầu của nồm ẩm, trong vòng 1 tháng tới sẽ còn ít nhất 9 -10 ngày ẩm ướt và tới giữa tháng 3 mới là cao điểm nồm ẩm.

Không khí ẩm không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp do thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Tuy hiện tại mới chỉ là đợt nồm ẩm đầu tiên trong năm nhưng cũng gây ra nhiều cảm giác khó chịu khi đường sá ướt nhẹp, quần áo phơi lâu khô.

Theo các chuyên gia khí tượng, nguyên nhân xuất hiện nồm ẩm trên là do khi độ ẩm trong không khí từ 90-100% kết hợp đồng thời tiết với nhiệt độ trung bình trong ngày lớn hơn 20°C ngay sau khi vừa trải qua một đợt rét.

Nồm ẩm là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh hô hấp - Ảnh minh họa: Internet.

Tiến sĩ Hoàng Phúc Lâm - Trưởng phòng Dự báo khí tượng hạn dài - hạn vừa (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương) cho biết: "Các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Bộ, trong đó có Thủ đô Hà Nội do có mưa phùn lẫn lộn nên gây ra hiện tượng thời tiết nồm ẩm. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ chấm dứt vào ngày mai (27/2). Bước sang đầu tháng 3, nhiệt độ ở Bắc Bộ sẽ tăng lên đáng kể và bắt đầu có nắng".

Theo tài liệu mà Tiến sĩ Lâm cung cấp, hiện tượng nồm thường gặp ở miền Bắc vào mùa Xuân, sàn những ngôi nhà được xây sát đất thường bị ẩm ướt, dính dấp khó chịu.

Thực chất đây là một hiện tượng vật lý dễ hiểu, thường được làm thí nghiệm trong các sách giáo khoa Vật Lý. Khi đặt một cốc nước đá ngoài không khí, thành cốc sẽ có các chấm li ti nước. Điều này là do nhiệt độ thành cốc thấp hơn nhiệt độ môi trường khiến hơi nước trong không khí ngưng tụ lại đọng thành giọt.

Thông thường từ tháng 2 - 4, hiện tượng nồm sẽ diễn ra có đợt kéo dài vài ngày, có đợt kéo dài cả tuần. Điều này phụ thuộc vào gió Đông Bắc kéo xuống miền Bắc nước ta.

Hiện tượng sàn nhà ẩm ướt, dấp dính như trên được dân gian gọi là "Nồm". Khi nhiệt độ sàn nhà thấp hơn nhiệt độ không khí mà trong không khí có nhiều hơi nước sẽ xảy ra hiện tượng Nồm.

Vào những ngày thời tiết nồm, ẩm tuyệt đối không lau nhà bằng giẻ ướt sẽ khiến nền nhà ướt át và khó chịu hơn.

Hiện tượng nồm ẩm ở miền Bắc thường xuất hiện vào mùa xuân - Ảnh: Internet.

Khi cảm nhận không khí tăng cao, sương mù nhiều, đóng kín cửa và bịt các kẽ hở để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Nhiều người cho rằng mở cửa cho thoáng.

Với những đồ điện như tivi, điện thoại, máy tính... nên được kê lên cao tránh kê sát đất hoặc sát tường gây hỏng hóc, chập cháy.

Hạn chế giặt quần áo trong những ngày trời nồm. Không hong quần áo bằng quạt điện gây hơi nước ngưng đọng nhiều hơn. Sử dụng vài viên chống ẩm trong tủ quần áo sẽ tránh quần áo bị nấm mốc. Ngoài ra, có thể sử dụng máy sấy quần áo hoặc tủ sấy...

Đồ ăn không nên để bên ngoài tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển vì vậy cho vào tủ lạnh là giải pháp an toàn nhất.

P.V (tổng hợp theo Dân Trí, TTKTTVTW)

Bạn đang đọc bài viết Miền Bắc tiếp tục nồm, ẩm đến bao giờ?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.