Thứ bảy, 20/04/2024 11:43 (GMT+7)

Kiên Giang: Phòng chống hạn xâm nhập mặn mùa khô

Trương Anh Sáng -  Thứ sáu, 17/04/2020 08:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh đề nghị các cấp, các ngành và địa phương tập trung chống hạn xâm nhập mặn.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng các địa phương chỉ đạo việc duy tu, sửa chữa các cống ngăn mặn, nạo vét hạ lưu các cống ven biển để đảm bảo việc vận hành cống phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; Phối hợp với Ban Quản lý Dự án ĐTXD các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng triển khai đắp đập tạm ngăn mặn trên kênh Ông Hiển thuộc xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, trên kênh Chưng Bầu thuộc xã Minh Hòa, huyện Châu Thành và xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng để đảm bảo nước sinh hoạt và sản xuất trong thời gian sắp tới.

Kiểm tra tình trạng nhiễm mặn trên kênh, rạch nhằm đảm bảo nước phục vụ sinh hoạt và nội đồng

Các sở, ngành và các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nội dung theo Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 07/02/2020 của UBND tỉnh về việc công bố tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thành phố tiếp tục theo dõi tình hình hạn, xâm nhập mặn để kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó; Tuyên truyền, vận động người dân kiểm tra chất lượng nước trước khi bơm tưới, tích trữ sử dụng nguồn nước một cách khoa học, tiết kiệm, hợp lý; Khuyến cáo người dân không xuống giống lúa vụ Xuân Hè, tập trung cho sản xuất vụ Hè Thu đúng lịch thời vụ nhằm tránh rủi ro do hạn, mặn gây ra trong đầu vụ.

Hiện nay, tuyến đê bao ngoài Vườn Quốc gia U Minh Thượng với chiều dài khoảng 60 km, mực nước trong kênh đang ở mức thấp, khoảng 1,3 - l,5m, nhu cầu bơm tưới cho hoa màu rất nhiều, cộng với lượng bốc hơi lớn và không có nguồn bổ sung nên trong thời gian tới mực nước sẽ tiếp tục xuống nhanh, đe dọa gây sạt lở cho tuyến đê bao, đồng thời là tuyến giao thông bộ quan trọng này, như trong mùa khô năm 2016, toàn tuyến đã có 13 điểm sạt lở, tổng chiều dài sạt lở lên đến 417 m gây thiệt hại khá lớn đến kinh tế - xã hội của địa phương.

Để giảm thiểu thiệt hại, huyện U Minh Thượng cần theo dõi chặt chẽ tình hình, quản lý chặt chẽ hệ thống cống, đập giữ nước; khuyến cáo nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý; thường xuyên theo dõi tình hình sụt giảm mực nước nội đồng, phát hiện và xử lý kịp thời tình huống sạt lở có thể xảy ra để hạn chế đến mức thấp nhất về thiệt hại cho sản xuất và cơ sở hạ tầng. Trước mắt, thường xuyên kiểm tra, phát hiện và cắm biển cảnh báo ở các điểm có nguy cơ sạt lở, có phương án trực canh phương tiện, vật tư để kịp thời ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu trình UBND tỉnh ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN và phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang năm 2020; tăng cường tuyên truyền để mọi người dân có ý thức chủ động phòng, chống tự bảo vệ mình, xem công tác PCTT&TKCN là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Bạn đang đọc bài viết Kiên Giang: Phòng chống hạn xâm nhập mặn mùa khô. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ