Thứ tư, 24/04/2024 18:44 (GMT+7)

Giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu

MTĐT -  Thứ hai, 25/03/2019 14:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những ngày cuối tháng 3/2019, điện thoại của lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang liên tục cập nhật diễn biến của độ mặn xâm nhập vào các cửa sông.

Đây được xem là cách tiếp cận để nhanh chóng đưa ra quyết định giúp nông dân trong tỉnh ứng phó kịp thời với những diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu.

Khóm gặp nước mặn mới ngon

Huyện Long Mỹ đang là điểm “nóng” trong mùa khô hạn của tỉnh Hậu Giang khi nước mặn đã xâm nhập đến trung tâm huyện. Trong đó, tại xã Lương Nghĩa và Vĩnh Viễn A, độ mặn đo được lên đến 12‰. Song, do có kinh nghiệm nên người dân ở đây đã chủ động “chung sống với mặn”.

Những ngày này, ông Tư Cường ở xã Lương Nghĩa đã be bờ bao lại các mương trữ nước ngọt quanh nhà để sinh hoạt và dành tưới tiêu cho diện tích cây ăn trái. Ông Lê Văn Phước (Năm Phước), Bí thư Huyện ủy Long Mỹ, cùng cán bộ ngành nông nghiệp cũng lặn lội đến nhiều nhà dân để vận động dùng nhiều cách trữ nước ngọt. Trong đó, ông Năm Phước đã tranh thủ vận động người cao niên trong xã quay lại sử dụng lu, kiệu để trữ nước ngọt. Đây là một kinh nghiệm quý của người Nam bộ lâu nay. Hiện nay phong trào trữ nước ngọt trong lu, kiệu đang được người dân Kiên Giang và Bến Tre sử dụng rất nhiều.

Khóm Cầu Đúc, đặc sản nổi tiếng của Hậu Giang.

Ông Năm Phước tỏ ra khá yên tâm, khi người dân ở đây phát triển trồng 400ha khóm. Cần nói thêm, khi nước mặn xâm nhập sẽ làm chất lượng cây khóm đậm đà hương vị hơn. Đây cũng là đặc thù của dòng khóm Queen (nữ hoàng) được trồng ở huyện Long Mỹ và TP Vị Thanh.

Trước đây, cây khóm Hậu Giang cũng nhiều lần lao đao vì bị bệnh. Xác định đây là cây có thể thích nghi cao trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu, Hậu Giang đã tập trung đầu tư căn cơ để giúp nông dân phát huy thế mạnh của cây khóm. Cụ thể, Hậu Giang đã mời các nhà khoa học từ Trường Đại học Cần Thơ hợp tác giúp nông dân hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng khóm giống Queen “Cầu Đúc” sạch bệnh tại Hậu Giang.

Các mô hình chuyên canh khóm Queen sạch bệnh “Cầu Đúc” với quy mô 35ha/1,050 triệu cây giống cấp II sạch bệnh cho người dân trồng khóm tại huyện Long Mỹ và TP Vị Thanh phát triển tốt, tỷ lệ nhiễm bệnh héo khô đầu lá 0%, năng suất bình quân 36 tấn/ha/năm, trái đạt tiêu chuẩn quốc gia. Điều đáng ghi nhận là các mô hình này đã giúp nông dân tăng nhanh thu nhập do tỷ lệ trái đạt loại 1 là 90%, còn lại 10% trái loại 2.

Theo SGGP

Bạn đang đọc bài viết Giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Động đất có độ lớn 3,7 tại Kon Plông
Động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay. Khu vực này ghi nhận trận động đất có độ lớn cao nhất trong nhiều năm trở lại đây là 4,7, xảy ra vào chiều 23-8-2022.

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.