Thứ sáu, 26/04/2024 03:40 (GMT+7)

Đô thị lớn ngày càng khó sống vì nắng nóng

MTĐT -  Chủ nhật, 04/08/2019 17:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Không chỉ tại các đô thị lớn trên thế giới mà ngay tại Việt Nam, những thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM cũng đang ngày càng chịu những đợt nắng nóng kỷ lục vì biến đổi khí hậu.

Mới đây, các nhà nghiên cứu về khí hậu tại Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ đã phân tích dữ liệu của 520 thành phố, bao gồm tất cả các thủ đô và phần lớn các trung tâm đô thị với dân số trên 1 triệu người.

Theo ông Jean Francis-Bastin - trưởng nhóm nghiên cứu, kết quả cho thấy đến năm 2050, khoảng 22% các thành phố được nghiên cứu nói trên sẽ bị thời tiết cực đoan chưa từng có như mùa khô và mùa mưa khắc nghiệt hơn.

Trong đó, 64% là các thành phố nằm ở vùng nhiệt đới, bao gồm Kuala Lumpur (Malaysia), Jakarta (Indonesia), Yangoon (Myanmar) và Singapore.

Khí hậu tại khoảng 77% các thành phố trong nghiên cứu cũng sẽ thay đổi đáng kể sau 30 năm nữa, theo đó điều kiện khí hậu tại nhiều thành phố ở Bắc bán cầu có thể tương tự tại những nơi cách đó hơn 1.000km về phía nam hướng tới xích đạo.

Các thành phố ở vùng nhiệt đới sẽ ít thay đổi về nhiệt độ trung bình, tuy nhiên sẽ thay đổi về lượng mưa, dẫn đến nguy cơ lũ lụt hoặc hạn hán nghiêm trọng.

Nhiều đô thị lớn của Việt Nam cũng đang nóng lên

Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa và dịch chuyển dân cư đến với các vùng đô thị đang diễn ra rất nhanh, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…. Quá trình gia tăng dân số, các phương tiện giao thông, xây dựng… kéo theo sự biến mất của các hệ thống điều hòa tự nhiên (cây cối, ao hồ…). Do ít cây xanh và nhiều bê-tông cùng nhựa đường, khí hậu tại các đô thị khác biệt nhiều so với miền quê xung quanh, chẳng hạn như nhiệt độ cao hơn quanh năm.

Quá trình gia tăng dân số, các phương tiện giao thông khiến các thành phố lớn ngày càng nắng nóng.

Việt Nam chưa có các nghiên cứu chính thức được công bố rộng rãi về những hệ quả tiêu cực của quá trình đô thị hóa và mở rộng ranh giới đô thị. Nhưng tại một số thành phố lớn trên thế giới, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều bằng chứng cụ thể, đó là tình trạng xuất hiện nhiều mưa đá và bão sấm hơn, tốc độ gió thấp hơn ở mặt đất, độ ẩm thấp hơn, nhiều mưa, mây hơn, khả năng khuếch tán mặt trời yếu hơn. Nhiều đại đô thị, các toà nhà lớn nhất tạo ra khí hậu cục bộ của chính chúng. Thỉnh thoảng, mọi người có thể nhìn thấy mây hình thành xuôi chiều gió của một toà nhà lớn với một chút mưa bụi.

Một nguy cơ đối với sức khỏe con người xuất hiện thường xuyên ở các đô thị là hiện tượng nhiệt độ tăng đột biến. Thống kế của các tổ chức trên thế giới cho thấy, nạn nhân chủ yếu là những người lớn tuổi với hơn 70% trường hợp có độ tuổi 75-95 tuổi. Các đô thị lớn cũng làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng của các đợt nóng tại đây, các công trình xây dựng làm tích tụ nhiệt độ trong khi quá trình tỏa nhiệt ban đêm lại bị hạn chế, các tòa nhà làm cản gió hay các hoạt động công nghiêp lại xả rất nhiều nhiệt.

Như vậy, các đô thị lớn phải đương đầu với nguy cơ về sức khỏe của con người càng đa dạng so với việc thay đổi khí hậu toàn cầu. Trên thế giới, ngoài cơ chế và giám sát bệnh dịch, thuộc thẩm quyền của nhà nước, chính quyền nhiều thành phố đã triển khai nhiều biện pháp đối với nhóm dân cư dễ bị tác động bởi các nguy cơ.

Tại Việt Nam, cũng đã có những qui định để ứng phó với các mối nguy do sự thay đổi của thời tiết (nóng quá hay lạnh quá người dân sẽ được nghỉ). Tuy nhiên, điều này mới chỉ là các giải pháp tình thế, những ứng phó cụ thể với các phương tiện hiện đại hỗ trợ cho con người còn rất thiếu vắng. Với những diễn biến phức tạp của thời tiết và tính cực đoan cao, đã đến lúc, cần đưa những nguy cơ trên vào các kế hoạch khẩn cấp.

Đâu là nguyên nhân?

Nhiều ý kiến cho rằng, cùng với số lượng dân cư đông đúc, vẫn đang có chiều hướng tăng mạnh ở Thủ đô, nhu cầu dùng điều hoà tăng cao, cũng được coi là một nguyên do gây nên hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, còn gọi là hiệu ứng đô thị. Đây là hiện tượng một khu vực đô thị ấm hơn đáng kể so với các khu vực ngoại ô xung quanh.

Hiệu ứng này diễn ra rõ rệt nhất trong mùa hè và mùa đông. Nguyên nhân chính là do quá trình phát triển đô thị sử dụng nhiều loại vật liệu có tác dụng giữ nhiệt tốt, ví dụ: rải nhựa trên mặt đường; đồng thời cũng do lượng khí thải, lượng nhiệt thải ra do quá trình sử dụng năng lượng, bao gồm tất cả hoạt động xây dựng, sinh hoạt, di chuyển bằng phương tiện dùng xăng như xe máy, ô tô…

Quá trình phát triển đô thị sử dụng nhiều loại vật liệu có tác dụng giữ nhiệt tốt.

Nhiệt độ không khí thành phố thường cao hơn ở nông thôn, còn độ ẩm lại thấp hơn. Vào mùa hè, nhiệt độ không khí thành phố có thể cao hơn các vùng nông thôn từ 2 - 6 độ C, nhiệt độ tại những bề mặt phủ gạch, bê tông cao hơn nhiệt độ không khí từ 5 - 8 độ C.

Nguyên nhân chính là do ở thành phố không khí lưu thông kém, vướng nhiều khu nhà cao tầng, làm giảm sự phân tán nhiệt. Nhiều xe máy, ô tô đi lại, nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất dùng lò đốt, thải nhiều nhiệt vào không khí.

Gạch, bê tông, đường nhựa hấp thụ bức xạ mặt trời rất tốt, nóng lên và toả nhiệt vào không khí. Mặt nước ao hồ lại ít, đất bị phủ gạch, nhựa, bê tông không cho nước trong đất bốc hơi, vừa không tiêu hao được nhiệt, vừa làm không khí khô hơn.

Một nguyên nhân khác nữa khiến Hà Nôi và TP. HCM phải chịu nắng nóng cực gay gắt là bởi nồng độ khí thải CO2 trong khí quyển không ngừng gia tăng. Nguyên nhân của điều này chủ yếu là do con người đốt nhiên liệu hóa thạch, nguồn thải công nghiệp và nông nghiệp.

Theo số liệu đến tháng 3/2015, nồng độ khí CO2 trong khí quyển đang ở mức đáng báo động lên tới 400 phần triệu, khiến nhiệt độ trung bình tháng tăng so 0,82 độ C so với nhiệt độ thường thấy.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Đô thị lớn ngày càng khó sống vì nắng nóng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.