Thứ bảy, 20/04/2024 14:07 (GMT+7)

Đầu năm 2020: Việt Nam đối diện nguy cơ hạn hán nặng

MTĐT -  Thứ ba, 17/12/2019 16:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, trong 6 tháng đầu năm 2020, có nhiều hình thái thiên tai liên tiếp xảy ra, trong đó đáng báo động là hạn hán nặng.

Hôm nay (17/12), Trung tâm Dự báo khí tượng – thủy văn quốc gia đã công bố bản tin cập nhật dự báo tình hình ENSO và nhận định xu thế thời tiết, thiên tai ở Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 (từ tháng 1 đến tháng 6).

Theo dự báo này, trong những tháng nửa đầu năm 2020, ENSO sẽ ở trạng thái trung tính nhưng nghiêng về pha nóng và vẫn có khả năng duy trì trạng thái này trong những tháng tiếp theo của nửa cuối năm 2020.

Về các hình thái thời tiết nguy hiểm có thể xảy ra trong 6 tháng đầu năm tới, theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng – thủy văn quốc gia, sẽ có khoảng 2-3 xoáy thuận nhiệt đới trên biển Đông. Tiếp tục đề phòng gió mạnh trên biển do tác động của không khí lạnh trong những tháng đầu năm 2020 và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá vào thời kỳ chuyển mùa trên phạm vi toàn quốc.

Về nhiệt độ, dự báo nền nhiệt độ trung bình trên phạm vi cả nước có khả năng tăng cao hơn so với trung bình cùng thời kỳ, với mức phổ biến là từ 0,5-1,5 độ C.

“Năm nay, rét đậm tập trung chủ yếu trong tháng 1 và 2 (tức là dịp Tết Nguyên đán) với khoảng 3-5 đợt rét đậm, nhưng không kéo dài; trong thời gian này đề phòng khả năng xảy ra băng giá, mưa tuyết ở khu vực vùng núi thuộc Bắc bộ và Bắc Trung bộ”- theo bản tin dự báo .

Hiện nay, các hồ thủy điện ở miền Bắc đang lo thiếu nước. Trong khi theo dự báo, từ tháng 1 đến 6/2020, nguồn nước trên các sông suối ở Bắc bộ tiếp tục thiếu hụt nhiều vào các tháng đầu năm 2020. Lưu vực sông Đà (nơi có thủy điện Hòa Bình) thiếu hụt từ 20-40%; lưu vực sông Thao thiếu hụt từ 20-50%; lưu vực sông Lô - Gâm - Chảy (nơi có thủy điện Tuyên Quang và thủy điện Thác Bà) thiếu hụt từ 10-20%, riêng hạ lưu sông Lô thiếu hụt từ 30-80%. Hạ lưu sông Hồng thiếu hụt từ 20-30%.

Mực nước thấp nhất tại trạm Hà Nội trên sông Hồng có khả năng ở mức 0,2-0,3m; xuất hiện vào cuối tháng 2 hoặc 3 tới.

Tại Nam bộ, mực nước thượng lưu sông Mê Công xuống dần và ở mức thấp, lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công về đầu nguồn sông Cửu Long trong các tháng đầu mùa khô ở mức thấp hơn từ 20-45%, các tháng cuối mùa ở mức xấp xỉ và cao hơn từ 15-20%. 

Từ nửa cuối tháng 12/2019 đến tháng 2/2020, sẽ xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL ở mức sớm, sâu hơn và gay gắt hơn so với nhiều năm, trong một số thời điểm ranh mặn trên các sông có khả năng xâm nhập tương đương mùa khô năm 2015-2016. Từ tháng 3 đến 6-2020, xu thế xâm nhập mặn có xu thế giảm dần.

Các tỉnh ở đồng bằng Nam bộ cần xây dựng các kế hoạch, kịch bản phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn để chủ động ứng phó với diễn biến thực tế trong thời gian tới. Đặc biệt là các tỉnh Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiên Giang.

Tại ven biển Nam bộ, đợt triều cường cao trong tháng đầu năm xuất hiện vào các ngày từ 9 đến 12/1. Hiện tượng sạt lở bờ biển tiếp tục diễn biến phức tạp nhất là trong các đợt triều cường kết hợp với gió mùa mạnh.

Theo SGGP

Bạn đang đọc bài viết Đầu năm 2020: Việt Nam đối diện nguy cơ hạn hán nặng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ