Thứ bảy, 20/04/2024 11:18 (GMT+7)

Chuyên gia lý giải nguyên nhân xuất hiện đảo cát giữa biển Hội An

MTĐT -  Thứ năm, 28/03/2019 10:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một dải cát dài hơn 100m bất ngờ xuất hiện ngoài cửa biển Cửa Đại (TP.Hội An) và lệch về phía bờ biển xã Duy Hải (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam).

Theo ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch TP Hội An, mùa biển lặng năm 2018, có hiện tượng cát bồi dần ra theo hướng từ huyện Duy Xuyên kéo ra hướng TP Hội An. Đến thời điểm hiện tại, cồn cát bồi này kéo dài hơn 3.000m và rộng khoảng 200m. Đảo nằm trên luồng ghe tàu từ Cửa Đại ra Cù Lao Chàm.

Từ sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đến nay, nhiều người dân khắp nơi thuê thuyền ra đảo nổi này cắm trại, vui chơi giải trí.

Đến thời điểm hiện tại, vệt bồi có xu hướng lớn dần lên, việc ra vào của các tàu thuyền rất khó khăn. Theo ước tính của ông Hùng, đảo cát bồi này cách cửa biển Cửa Đại khoảng hơn 2 hải lý. Nguyên nhân đảo cát này bồi giữa biển Hội An, ông Hùng cho hay chưa thể kết luận.

Theo báo Diễn đàn DN, lý giải hiện tượng cát bồi thành đảo ngoài khơi và bồi lấp Cửa Đại, Ths.Nguyễn Ngọc Thế, Trưởng khoa Kỹ thuật tài nguyên nước và môi trường (Trường cao đẳng công nghệ - kinh tế và thủy lợi miền Trung), cho rằng nguyên nhân do xói lở bờ bắc Cửa Đại và đợt mưa năm 2017 đưa cát từ thượng lưu sông Thu Bồn tạo thành bãi cát này.

Đảo cát nổi giữa biển Hội An. Ảnh: Thanh Niên. 

“Đối với dòng chảy bình thường như mọi năm thì không đủ sức để đưa bùn cát từ thượng lưu Thu Bồn về Cửa Đại, tuy cũng có nhưng số lượng rất nhỏ. Đặc biệt, từ những đợt mưa lũ lớn như vào năm 2017 và các thủy điện xả lũ, khi năng lượng dòng chảy của sông lớn, kéo theo lượng bùn cát trên thượng lưu theo đó chảy về Cửa Đại. Thứ hai, do cơ chế xói lở ở bờ biển Cửa Đại, khi có gió mùa đông bắc, sóng lớn gây xói lở bờ biển phía bắc, từ đó lấy đi lượng cát rất lớn”-Ths. Nguyễn Ngọc Thế phân tích và cho hay qua nghiên cứu, lượng bùn cát sạt lở từ bờ tập trung tại cửa sông Thu Bồn.

Qua nghiên cứu nhiều năm về sạt lở bờ biển mà đặt biệt là khu vực bờ biển Cửa Đại, Hội An, Ths. Nguyễn Ngọc Thế cho rằng khi xuất hiện gió mùa tây nam, đông nam, theo cơ chế sóng tác động mang lượng bùn cát bên ngoài đưa ngược lại vùng ven bờ. “Tuy nhiên, cơ chế này hiện không đủ sức điều hòa lượng bùn cát cho khu vực bờ biển phía bắc Cửa Đại, mà chỉ đủ sức tập trung bùn cát tại cửa sông Thu Bồn mà thôi.

Lượng bùn cát tạo thành đảo và bãi bồi như ta thấy hiện nay là do lượng cát này và cát từ ngoài khơi theo gió mùa, chứ không phải lượng cát đổ từ sông Thu Bồn về. Bởi năng lượng của dòng chảy sông Thu Bồn không đủ sức đưa bùn cát về bồi lắng như vậy được”- Ths. Nguyễn Ngọc Thế, nhấn mạnh.

Người dân cắm trại ngay trên đảo nổi. Ảnh: Dân trí.

Còn theo ông Nguyễn Thế Hùng, một chuyên gia nghiên cứu nhiều năm hệ thống sông Thu Bồn-Vu Gia cho biết kể từ khi chính quyền Quảng Nam cho xây dựng hệ thống 8 nhà máy thủy điện bậc thang cùng hàng chục nhà máy thủy điện nhỏ và vừa trên đầu nguồn sông Vu Gia-Thu Bồn đã khiến dòng chảy bị cạn kiệt và không còn lượng bùn cát theo dòng chảy đưa về bồi lấp.

Liên quan đến việc này, mới đây, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, kiểm tra vì sao xuất hiện đảo cát ở biển Hội An và có giải pháp phù hợp.

Với việc xuất hiện đảo cát này, người dân vừa mừng vừa lo. Họ mừng vì bờ biển đã có một bức bình phong che chắn và sẽ không còn sạt lở. Nhưng ngược lại, nỗi lo cũng kèm theo mỗi trận lụt ùa về, phía hạ du sẽ ngập nặng do lòng sông ngày một nông hơn và cản trở tàu thuyền qua lại.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia lý giải nguyên nhân xuất hiện đảo cát giữa biển Hội An. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ